Hôm nay, ngày 19/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật: 03/10/2009 (GMT+7)

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Hiện nay, trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường nhấn mạnh đến việc tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng chói về tự học. Qua tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Sự thật in năm 1975, ta có thể thấy rõ điều đó.


Đầu tiên là ý chí tự học. Ngay từ khi Bác Hồ đang trong lứa tuổi thanh niên, còn mang tên là anh Ba, trên con tàu rời bến cảng Nhà Rồng sang Pháp năm 1911, anh Ba đã phải làm việc rất cực khổ, nhưng vẫn có ý chí vượt khó và say sưa tự học. Một thuỷ thủ cùng đi trong chuyến tàu đó kể lại: "Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm"(*). Thời gian ở nước Anh, lúc đầu anh Ba nhận việc cào tuyết trong một trường học, mình mẩy đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng nên lại thay bằng việc đốt lò. Từ năm giờ sáng cùng một người nữa, chui xuống hầm để nhóm lửa, suốt ngày đổ than, thay than trong lò. Trong hầm rất nóng, ngoài trời rất rét, và không có đủ quần áo, anh Ba bị cảm, phải nghỉ việc. Tuy vậy, anh Ba vẫn không ngừng việc học. Với số tiền để dành, anh Ba trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mỳ, và sáu bài học chữ Anh.

Ta biết Bác chỉ sang Anh một thời gian rất ngắn, không có điều kiện ở lâu nhưng từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng Bác đã bắt đầu học mỗi ngày một bài và học thuộc mười từ. Sau này trong quá trình ở Pháp hay ở những nơi khác để hoạt động cách mạng, Bác vẫn tự học và sử dụng được tiếng Anh để đọc sách, giao thiệp (như giao thiệp với luật sư Loseby và toà án của chính quyền Hồng Kông, khi Bác bị chúng bắt giam ở Hồng Kông; giao thiệp với chính quyền Singapore khi Bác bí mật vượt Hồng Kông nhưng bị chính quyền Singapore bắt lại; giao thiệp với ông bạn thân của luật sư Loseby khi luật sư tạo điều kiện cho Bác trốn khỏi Hồng Kông; giao thiệp với trung uý phi công Shaw của Mỹ khi anh này buộc phải nhảy dù xuống một hòn núi gần tỉnh lị Cao Bằng; hay làm việc với tướng Chennault, tổng tư lệnh không quân Mỹ ở Trung Quốc năm 1944..v.v.) và dịch thuật. Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, Bác đã dịch những tờ báo TQ sang tiếng Anh.

Không chỉ đối với tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng quốc tế, ở nước nào Bác cũng chú ý học ngôn ngữ nước đó để có điều kiện hoạt động được tốt. Đối với tiếng Nga, Bác cũng tự học như vậy. Khi Bác bí mật đến nước Nga, là bắt đầu học tiếng Nga ngay. Chỉ sau hai ngày đã có thể nói được một số từ Nga với người bạn Pháp là Pôn do đồng chí Ca-sanh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Pháp đang ở Liên Xô, cử đến gặp. Sau này ta biết Bác cũng chỉ ở Nga thời gian không nhiều nhưng đã làm được việc phiên dịch. Thời gian ở Trung Quốc, Trần Dân Tiên kể: "Nhân đọc được quảng cáo trên tờ "Quảng Châu nhật báo", ông đã tìm đến làm phiên dịch cho ông Bô-rô-đin, cố vấn chính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và của chính phủ Quảng Châu". Bác đã học tiếng Trung Quốc khi hoạt động ở Quảng Châu và sau khi bọn Quốc dân đảng phản động ở TQ định thủ tiêu Bác, Bác phải lánh sang hoạt động ở Thái Lan, và ở đây Bác lại tự học tiếng Thái rất thành thạo.

Không chỉ học về ngôn ngữ mà Bác có ý chí học nhiều kiến thức khác. Trần Dân Tiên kể lại: Bác tham gia Hội "Nghệ thuật và khoa học" và Hội "Những người bạn của nghệ thuật". Các hội này mỗi tuần tổ chức những cuộc đi thăm viện bảo tàng, nhà máy, phòng thí nghiệm, xưởng nghệ thuật, nhà hát...Có những nhà chuyên môn giải thích các vấn đề ấy. Bác vào cả hội "Du lịch", hội đưa người ta đi thăm nước Pháp, và những nước lân cận với giá tiền rất rẻ. Nhờ vậy Bác đi thăm nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Đức và cả Toà thánh Vatican. Bác từng nói với bạn: "Trong những ngày nghỉ, không nên tiêu phí tiền bạc, mất thì giờ ở bãi bể để nhìn những người đàn bà đi tắm, mà nên đi du lịch, học hỏi được nhiều". Không chỉ thích đi du lịch mà Bác muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như thế nào. Bác bắt đầu tổ chức, hoặc đúng hơn là bắt đầu học tổ chức. Trong những buổi mít tinh, những buổi đi thăm hoặc du lịch, Bác đã gặp những người cách mạng Algérie, Tunidi, Ma-rốc, Man-Gát... Cùng với họ, Bác tổ chức "Hội Liên hiệp thuộc địa ở Paris".

Thứ hai là học phương pháp tự học của Bác. Đó là tranh thủ mọi thời gian để học, tranh thủ học được nhiều người. Vẫn lời kể của anh bạn thuỷ thủ: "Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách - hai người lính trẻ tuổi giải ngũ trở về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ học quốc ngữ". Và một người quen anh Ba khi anh đang nghỉ chờ việc ở nhà viên chủ tàu, cho biết: "anh học tiếng Pháp với cô sen" (cô sen là từ chỉ người phụ nữ giúp việc gia đình).

Đó là cách học kiên trì, bền bỉ, năng động và học thường xuyên. Có lần nói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ Bác phải kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi mọi lúc cho kỳ thuộc, có khi viết các từ đó lên cánh tay để vừa làm vừa nhìn vào đó cho nhớ. Hôm sau lại học mười từ khác, cứ thế mà tích luỹ dần như ta bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày vào ống. Bằng cách đó dần dần Bác đã học được rất nhiều ngoại ngữ.

Bác tự học một cách kiên trì, chẳng hạn như cách Bác học viết báo. Tuy Bác có biết tiếng Pháp vì đã được học trong thời gian theo học ở trường Quốc học Huế nhưng chưa có đủ vốn để viết sách báo. Trần Dân Tiên kể lại: Chủ nhiệm báo Dân chúng-cơ quan của đảng Xã hội Pháp-ông Jean Longuet,cháu ngoại Các-Mác và là nghị viên của Quốc hội Pháp, đã khuyến khích Bác viết bài và ông sẽ đăng lên báo Dân chúng để làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất công xảy ra ở Việt Nam. Bác không đủ tiếng Pháp để viết, phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn ký tên. Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều Bác muốn nói. Vì vậy Bác bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui tới toà báo Dân chúng, Bác đã làm quen với chủ bút tờ báo Đời sống thợ thuyền. Cũng như ông Longuet, người chủ bút này rất đáng mến. Ông ta bảo Bác viết tin tức cho tờ báo của ông. Bác nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: "Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy.Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài, năm sáu dòng cũng được". Bắt đầu viết rất khó khăn, tin tức về Việt Nam Bác không thiếu, thiếu nhất là văn Pháp. Bác viết làm hai bản, gửi cho toà báo một bản, giữ lại một bản. (Thời đó chưa có photocopy như bây giờ) để đem so với bài báo đã in, và sửa những chỗ viết sai, kiên nhẫn làm theo cách ấy. Khi thấy viết đã bớt sai, ông chủ bút bảo Bác: "Bây giờ anh viết dài hơn một tí, viết độ bảy, tám dòng". Bác viết bảy, tám dòng, dần dần có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn. Lúc bấy giờ, người chủ bút bạn thân của Bác khẽ bảo: "Bây giờ anh viết ngắn lại. Viết từng này hoặc từng này dòng không dài hơn". Bác thấy rằng phải rút ngắn cũng khổ như trước kia phải kéo dài. Nhưng cũng hết sức cố gắng. Và Bác thành công, bắt đầu vào làng báo từ đó.

Một điều cần học Bác là tự học một cách toàn diện. Ngoài học viết báo, Bác còn tích luỹ vốn ngôn ngữ và văn học nữa, nên đã tranh thủ đọc các sách của những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng: Shakespeare, Dickens bằng tiếng Anh; Lỗ Tấn bằng tiếng Trung; Hugo, Zola, Anatole France, Léon Tolstoi bằng tiếng Pháp. Bác đã viết cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong sách của người Pháp viết có ở thư viện quốc gia và hăng hái viết vở kịch "Rồng tre" bằng tiếng Pháp nhân dịp Khải Định sang Pháp dự triển lãm thuộc địa. Vở kịch bị chính phủ Pháp cấm, nhưng Câu lạc bộ ngoại ô Paris đã đem diễn, được các nhà phê bình văn nghệ khen hay.

Ta còn phải học Bác ở tinh thần vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác sống ở Paris, rất cực khổ. Bác thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi buổi mai nấu cơm trong một cái sanh nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa giành đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày. Mùa đông lạnh, buổi sáng trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét. Bác làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh, do cụ Phan Chu Trinh dạy nghề cho. Thường thường Bác chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến Bác đi dự những cuộc mít-tinh. Hầu hết những buổi mít-tinh Bác đều phát biểu ý kiến và khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa. Bác làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình độ chính trị và văn học của mình.

Ngày nay thanh niên ta có rất nhiều điều kiện để tự học tốt hơn, nhưng do thiếu ý chí và thiếu phương pháp tự học nên kết quả tự học chưa cao. Học tập tấm gương đạo đức của Bác, một trong những điều cần thiết đối với thanh niên, học sinh, sinh viên là cần tự học tốt, nâng cao trình độ cho mình để có điều kiện phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn và bản thân ngày càng thành đạt.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GD&TĐ)
Quay lại In bản tin
Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ (21/04)
Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018) (14/05)
Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại (05/09)
Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận (03/09)
Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (25/10)
Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị (15/10)
Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/10)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” (12/10)
Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ (03/10)
Giao lưu các điển hình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (23/09)
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (31/08)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản di chúc lịch sử (31/08)
Thấm nhuần tư tưởng của Người về GD-ĐT (31/08)
Đà Nẵng: Đẩy mạnh thực hiện mô hình làm theo lời Bác (25/06)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (14/04)
Học Bác chúng ta học gì? (14/04)
Tình cảm của Bác Hồ dành cho thanh niên (14/04)
4 nhiệm vụ của ngành Giáo dục hướng tới hiệu quả thiết thực trong thực hiện Cuộc vận động (18/02)
Kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động của trường ĐH Sư phạm Hà Nội (18/02)
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở một trường Dự bị đại học (18/02)
Câu chuyện nhỏ về những việc làm giản dị mà ấm áp lòng người (18/02)
Nội dung "Làm theo" ngày càng được chú trọng và triển khai thiết thực trong toàn ngành (18/02)
Ý nghĩa chính trị sâu sắc từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (18/02)
Đất nước 40 mùa xuân thực hiện di chúc của Bác Hồ (10/02)
Nguyên tắc đạo đức "Nói thì phải làm" của Bác Hồ (10/02)
Lời Bác dặn cho mai sau (05/02)
Sinh nhật thứ 79 của Bác (02/02)
Người cách mạng mẫu mực (02/02)
"Tôi lấy nghề nghiệp ra để đảm bảo..." (*) (02/02)
Phong cách, nhân cách nhà báo Hồ Chí Minh (02/02)
Bác Hồ như chúng tôi đã biết (02/02)
Sáng tháng Năm (02/02)
Đường dẫn đến Tuyên ngôn độc lập (06/01)
Còn dùng được là còn tốt… (28/08)
Đầu tiên và mãi mãi (26/04)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12233616 lần xem

Số người online: 550

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844