Giỗ Tổ Hùng Vương - Quốc lễ trong tâm thức người Việt

 

Giỗ Tổ Hùng Vương, từ rất lâu đă trở thành ngày trọng đại của cả dân tộc, đă in đậm trong cơi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn.

 

 
Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ trong tâm thức người Việt
 
Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng ông bà. Người Việt Nam c̣n may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân.
 
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đă có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.
 
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nh́n về cùng một hướng: Đền Hùng.
 
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
 
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
 
Ngày này, cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tṛn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của ḿnh, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con th́ gia đ́nh sẽ yên ổn, xă hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển.
 
Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà c̣n được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gửi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng.   

Thông qua ngày giỗ Tổ, tổ tiên ta c̣n có hoài băo muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm ḷng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ c̣n vang vọng măi khắp núi sông: "Hăy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta c̣n trông nom bờ cơi cho con cháu".

Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim t́m tổ. Người t́m tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim.
 
Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và có một đặc thù riêng là: phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và ḷng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xă thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cỗ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới". "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đ́nh về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó, ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm” (Trích Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng - NXB Hội nhà văn). 

Những năm hội chính th́ phần lễ gồm: Tế lễ của triều đ́nh sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đ́nh làng ḿnh tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn ră một vùng. Phần hội gồm các tṛ chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném c̣n, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.
 
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn", nên giỗ Tổ Hùng Vương 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đă thay mặt Chính phủ VNDCCH lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền. Cụ c̣n trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ư chí của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm.

Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7/5/1954), ngày 19/9/1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đă căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô: "Các vua Hùng đă có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đă được thực hiện vào mùa xuân 1975: sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đă quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cơi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đă khơi dậy ư thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
 
Mấy ngh́n năm trông coi và ǵn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đă trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Từ trong ư thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về: "Nước mở Văn Lang xưa/ Ḍng vua đầu viết sử/ Mười tám đời nối nhau/ Ba sông đẹp như vẽ/ Mộ cũ ở lưng đồi/ Đền thờ trên sườn núi/ Muôn dân đến phụng thờ/ Khói hương c̣n măi măi".
 
Lịch sử như một ḍng chảy liên tục. Trải mấy ngh́n năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên.
 
Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà t́m vào những ḍng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đă làm cho cả thế giới phải vị nể ư thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều ḍng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đă có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngh́n năm".
 
Khu di tích lịch sử Đền Hùng: Dải đất linh thiêng mang hồn sông núi

 

Lễ hội ở đền Thượng
 
Theo đại lộ Hùng Vương, thành phố Việt Tŕ, ngược quốc lộ số 2 khoảng 20 cây số, nh́n phía trước thấy một quần thể núi lô nhô có h́nh đàn voi chắn ngang tầm mắt. Xung quanh núi Nghĩa Lĩnh với gần một trăm ngọn núi h́nh con voi (dân ta vẫn gọi là núi Voi) thật hùng dũng, xếp sắp thật trật tự, đầu cùng quay về phía Đông Nam. Lạ thay, trong đàn voi ấy lại có chú quay đầu ngược lại! Theo truyền thuyết con voi này bị ghép vào tội “phản đàn”, “bất nghĩa”. Truyền thuyết về con voi bất nghĩa đă được khai thác trong tiến tŕnh bảo vệ nước ta trước các thế lực ngoại xâm. Con voi bất nghĩa chính là kẻ phản bội, đă bị chém đầu. Dấu vết của sự trừng phạt ấy người đời bảo giờ vẫn c̣n đấy: những vết đất lở mầu tím như máu ở cổ con voi kèm theo ḍng nước lờ lờ rỉ ra từ đấy 
 
Những người theo thuyết phong thủy xưa kia lại có những tư duy, tưởng tượng lạ kỳ. Họ cho rằng nùi Hùng (nơi có mộ Tổ Hùng Vương) là đầu một con rồng đang bay về phía Nam, ḿnh rồng uốn thành một dăy các khúc uốn (con voi), trong đó có núi Vặn ở sát sau lưng, nơi hiện nay đang xây dựng đền thờ vọng Tổ mẫu Âu Cơ; phía bên phải (Hy Sơn - Tiên Kiên) với dải đồi thấp x̣e ra như “con phượng cặp thư” và phía bên trái vùng đồi (Khang Phụ) y như một con hổ nằm (hổ phục); cạnh đó dăy đồi An Thái hiện ra một h́nh “vơ sĩ bắn cung”.
 
Tất cả những bức tranh ấy là kiệt tác kỳ thú của thiên nhiên trên một vùng đất đá cổ nhất nước ta, kiến tạo cách chúng ta gần 2 tỷ năm về trước.
 
Kết quả nghiên cứu địa chất trong những năm gần đây cho thấy dải núi con Voi h́nh thành trên một cấu trúc gọi là “nêm kiến tạo”. Phần nổi của cái nêm này từ Việt Tŕ kéo dài về phía Tây Bắc chứa nhiều khoáng sản có giá trị; phần ch́m của nêm kiến tạo nằm dưới đồng bằng Bắc bộ trở thành móng cho các tích tụ than, dầu khí với tiềm năng lớn.
 
Cha ông ta ngay từ khi dựng nước (thời Vua Hùng) và các triều đại sau đó tiếp tục cải tạo, trùng tu, xây dựng mới khu mộ Tổ ở dải núi con Voi phải chăng muốn giữ măi và muốn gửi một thông điệp cho các thế hệ tương lai về một vùng đất cổ giàu có, đầy tiềm năng khoáng sản của Tổ quốc.
 
Sự trùng hợp giữa dải đá giàu khoáng sản và khu mộ Tổ dù chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cái ngẫu nhiên đó lại hợp với cái nh́n phong thủy của cha ông chúng ta hết đời này sang đời khác.
 
Những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực địa chất học cho thấy phần dải đất con Voi, trên đó có mộ Tổ Hùng Vương c̣n là một trong những mảnh nền vỡ ra từ một siêu đại lục cổ (pangea), cùng với châu Phi, Ấn Độ... trôi về phía Bắc cho đến lúc va chạm với lục địa Âu Á tạo nên dăy núi Anpơ - Hymalaya vĩ đại mà phần kéo dài về phía đông của nó chính là dăy núi con Voi - “nêm kiến tạo sông Hồng”.
 
Trên nền đất siêu cổ ấy, mộ Tổ Hùng Vương thật vững chăi, chí ít cũng hàng ngàn năm nay chưa xảy ra động đất ở khu vực này.
 
Đặt mộ Tổ ở nơi bền vững như vậy thật là bất ngờ, v́ những kiến thức hiện đại trong địa chất học về phá vỡ các siêu lục thành các mảng và sự va chạm giữa các mảng mới có từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đây là sự bất ngờ, ngẫu nhiên hay các cụ chúng ta ngày xưa đă có những phương pháp độc đáo nào để hiểu được những điều đó, để đưa mộ Tổ về mảnh đất bền vững nhất, về nơi mộ không thể “bị động”, điều mà cha ông ta rất kiêng kỵ. Các cụ ngày xưa, chẳng cứ từ thời Vua Hùng, mà cả các triều đại sau đó, liên tục bổ sung, xây dựng mới, làm cho khu mộ trở thành Khu di tích lịch sử có tầm quan trọng tâm linh bậc nhất ở nước ta. Phải chăng các cụ xa xưa cũng am hiểu về cấu trúc địa chất khu vực theo một phương pháp riêng nào đó mà chúng ta chưa biết tới.

Mộ Tổ Hùng Vương đặt ở miền đất ổn định, bền vững trên một dải đất nổi cũng như ch́m rất giàu khoáng sản, toàn những loại quư hiếm, giá trị kinh tế cao. Nơi địa h́nh đă tạo ra một đàn voi bao quanh như bảo vệ vua Hùng hoặc ngôi mộ của Người, măi măi là dải đất thiêng yêu quí của cả dân tộc ta. Vùng đất này có nhiều sông ng̣i ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ ph́ nhiêu do phù sa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống ổn định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc pḥng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.
 
Tương truyền Vua Hùng đă đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô.   
                      
- Đền Hạ:

 

Được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII, được làm hai lớp theo kiểu chữ nhị. Tương truyền nơi đây, sau khi kết hôn Lạc Long Quân đă đưa Âu Cơ từ độc Lăng Xương (Thanh Thủy), về đến núi Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ ở lại sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ chia các con đi mở mang bờ cơi. 50 người con theo cha đi xuôi về phía biển, 49 người con theo mẹ lên ngược vùng núi, người con cả ở lại nối ngôi cha truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Cộng đồng người Việt h́nh thành, hai tiếng đồng bào (cùng bọc) v́ thế mà có.
 
- Gác chuông và chùa Thiên Quang Thiền Tự (nơi có ánh sáng của mặt trời rọi xuống):

 

Xây dựng vào thời kỳ nhà Lê (từ 1427-1573) kiến trúc chủ yếu là cột gỗ có đá kê và lợp ngói.
 
Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu):
 
Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng. Kiến trúc buổi đầu thời nhà trần (thế kỷ XIV). Vào thế kỷ XV (thời Lê) bị giặc phía bắc tàn phá. Dân sở tại sau chiến tranh đă xây dựng một ngôi đền khá lớn, có thớt đá kê cột gỗ, mái lợp ngói. Cách ngày nay khoảng 300 năm, Đền Trung được xây dựng lại kiểu chữ nhất, tồn tại đến bây giờ. Tương truyền nơi đây các vua Hùng thường họp bàn việc nước, hay nỗi khi đi săn qua khu vực này thường đốt lửa nướng thịt chia đều cho mọi người trong cuộc săn.
 
Vào thời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân từ phía Bắc tràn xuống, Vua Hùng Vương thứ 6 muốn chọn con kế vị, người đă cho gọi 18 người con về núi Nghĩa Lĩnh, mở cuộc thi làm cỗ, để t́m người con nào có ḷng kính hiếu cha mẹ, yêu trọng non nước sẽ nhường ngôi cho. Lang Liêu là người con út, thương dân yêu lao động, hiếu thảo và sáng tạo làm hai thứ bánh tượng trưng cho trời và đất (đó là bánh dày và bánh trưng) dâng cha. 


- Đền Thượng (Kính thiên Lĩnh Điện)
 
Được xây vào thế kỷ XV. Trong dịp đại trùng tu từ năm 1914-1922, triều đ́nh phong kiến Việt Nam xuất tiền và cử quan về giám sát việc xây dựng lại đền Thượng (năm Khải Định nhị niên - Tức Khải Định năm thứ 2). Người đời sau thường truyền lại rằng:
 
Thời Hùng Vương, Vua Hùng cùng các quan tướng thường đến đỉnh cao Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi thức cầu cúng tế trời đất, mong cho mưa thuận gió ḥa, mùa màng tốt tươi để muôn dân ấm no hạnh phúc. V́ thế mà Đền Thượng  bây giờ vẫn gọi là “Kính thiên Lĩnh Điện” (tức điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh).
 
Truyền thuyết c̣n kể lại rằng tại đỉnh cao này, Hùng Vương thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng có công đánh giặc Ân cứu nước đă lập miếu thờ Thánh Gióng trên đỉnh núi.   
 
- Đền Giếng:
 
Kiến trúc có vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền Giếng nằm dưới chân núi Hùng gồm ba lớp nhà và hai nhà ở hai bên. Tương truyền khi đi theo cha đi kinh lư qua vùng này, hai nàng Tiên Dung - Ngọc Hoa con gái của Vua Hùng Vương thứ 18 thường đến đây soi gương chải tóc. Hai nàng đă có công cùng chồng khẩn hoang, trị thủy, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống. Đền Giếng được xây dựng vào thời gian nào không ai nhớ rơ. Xưa có thể là mộ đất có mái che, sau tới năm 1874 được xây dựng kiểu dáng như ngày nay.
  
- Đền Quốc Mẫu Âu Cơ - ngôi đền thế kỷ  
Đền Quốc Mẫu Âu Cơ

 
Đền Âu Cơ nguyên thủy được xây dựng từ thời Hậu Lê tại xă Hiền Lương (Hạ Ḥa, Phú Thọ), tuy không đồ sộ nhưng khá nổi tiếng. Giá trị lớn nhất là sự gắn kết với những truyền thuyết lịch sử của thời đầu dựng nước.
 
Để qui tụ các giá trị văn hóa tinh thần thuộc thời đại Hùng Vương về hội tụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, từ giữa tháng 9/2001, công tŕnh đền Quốc Mẫu Âu Cơ chính thức được khởi công xây dựng mới tại núi Vặn trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Đền Hùng (xă Hy Cương, Phù Ninh) và đến ngày 31/12/2004 đă hoàn thành cả nội và ngoại thất với tổng giá trị đầu tư 25 tỷ đồng.
 
Trải qua một quá tŕnh t́m hiểu nghiên cứu kỹ địa thế, cuối cùng Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng đă chọn đỉnh núi Vặn (có độ cao 147m so với mực nước biển, đứng thứ nh́ trong quần thể núi Hùng) làm nơi an tự. Núi Vặn có phong cảnh sơn thủy hữu t́nh, có hồ Lạc Long Quân bao quanh ôm ấp.
 
Đến thăm ngôi đền bạn có thể cảm nhận được sự vĩ đại và bề thế của công tŕnh giữa cảnh núi non hùng vĩ, trùng điệp.
 
Chỉ riêng phần đường bậc lên, xuống cũng đă khá kỳ công. Đường bậc được xây dựng trên một vách núi cao, dốc thẳng với trên 500 bậc đá làm bằng chất liệu đá Hải Lựu (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), đá Trị Quận (Phù Ninh).
 
Tam quan xây cao 5,8m có 3 lối vào. Lối chính cao 2,2m, 2 lối phụ hai bên cao 1,2m. Khung cột, sườn mái làm bằng bê tông cốt thép. Mái cổng lợp dán ngói mũi hài. Các đao góc, các hoạ tiết chạm khắc trên đá và mái cổng Tam quan mô phỏng h́nh chim lạc.
 
Qua cổng Tam Quan lên tới bậc đá thứ 500 bắt đầu bước vào cổng tứ trụ gồm hai trụ chính cao 6,5m, hai trụ phụ hai bên cao 5,2m. Cột trụ làm bằng bê tông cốt thép, xung quanh đắp gờ chỉ tạo hoa văn, đắp trát các con giống thời kỳ Hùng Vương. Bốn cột trụ vút thẳng trời cao biểu thị sự giao hoà giữa thiên nhiên và trời đất.
 
Tiếp đến là hai trụ biểu cao 14 - 15m được ốp bằng đá phiến xanh từ vùng Thanh Hoá, Ninh B́nh mang ra, dày 20 - 30cm được chạm khắc các hoạ tiết, con giống phổ thông theo h́nh chim Lạc - được coi là hai trụ biểu độc đáo nhất cả nước.
 
Sau trụ biểu là hai nhà bia xây dựng trên diện tích 66m2. Kiến trúc mang tính chất đền chùa: mặt bằng h́nh vuông, mái chồng diêm, khung cột sườn mái làm bằng gỗ lim, nền lát gạch bát, xung quanh ốp đá xanh Thanh Hoá, đá Hải Lựu và bố trí các con lân con ly bằng đá.
 
Bia và trụ bia làm bằng đá một mặt khắc chữ nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi lại thời kỳ xây dựng đền với sự đóng góp công đức của đồng bào cả nước.
 
Qua nhà bia bước vào khu đền chính nằm trên diện tích gần 500 m2. Khu đền chính gồm đền thờ chính và 2 nhà tả vu, hữu vu nằm hai bên.
 
Đền chính đặt theo hướng Tây Nam, kiến trúc xây dựng kiểu mái chồng diêm, mặt h́nh chữ Đinh, khung cột sườn mái vách đố lụa bao che làm bằng gỗ lim tuyển chọn từ vùng Quảng B́nh, Hà Tĩnh.
 
Mái lợp ngói mũi hài âm dương, nền lát gạch bát, sân và lan can bao quanh ốp đá xanh Thanh Hoá. Riêng thành lan can được chạm khắc các hoạ tiết h́nh chim Lạc và các hoạt động văn hoá dân gian thời kỳ Đông Sơn.
 
Nội thất trong đền gồm tượng Mẫu và hai tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng với khối lượng khoảng 2 tấn. Các nhang án, đại tự, câu đối, bệ đặt trống đồng, giá treo chuông, treo chiêng, cựa vọng, y môn... được sơn son thiếp vàng trên chất liệu gỗ quí.
 
Hai bên tả vu là hai bức phù điêu khắc họa cảnh 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi bằng chất liệu g̣ đồng. Hai nhà tả vu, hữu vu đặt hai bên trái và phải đền chính cũng làm bằng chất liệu gỗ lim, lợp ngói mũi hài âm dương dùng làm nơi đặt đồ cúng lễ.
 
Trong khu đền chính c̣n có hệ thống sân vườn tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp. Do nằm trên núi cao có độ chênh cốt lớn nên hệ thống sân vườn được xây dựng khá kỳ công. Xung quanh đền chính được xây kè bằng 3 lớp, lớp trong cùng là tường chắn bằng bê tông cốt thép, lớp giữa xây bằng đá hộc, lớp ngoài ốp bằng đá ong lấy từ vùng làng cổ Sơn Vi, Thanh Đ́nh (Lâm Thao, Phú Thọ).
 
Trong sân trồng các giống cây đặc trưng ở đ́nh chùa mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam như cây đại cổ thụ, cây cau, cây si, ngọc lan... Từ trên đền chính trong những ngày nắng đẹp ta có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ khung cảnh Khu công nghiệp Băi Bằng, supe, thành phố Việt Tŕ, xa xa là 3 dải sông Hồng, sông Lô, sông Đà uốn lượn như những con rồng nhỏ ôm ấp chân núi mẹ.
 
Diện mạo một ngôi đền thế kỷ đang hiện rơ với một kiến trúc đẹp, một hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, một hệ thống chống sét tiên tiến nhất hiện nay với sự góp công, góp sức của những người thợ, những nghệ nhân tên tuổi.
 
Đền Mẫu Âu Cơ đă đạt được ư nguyện quy tụ các giá trị văn hoá thời đại Hùng Vương bảo đảm phục vụ du khách trong nước và quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài về dự Giỗ Tổ Hùng Vương.  
 
 
Rất đông đồng bào hằng năm đă hành hương về Đất Tổ trên đỉnh Nghĩa Lĩnh Lăng Mộ Tổ Hoành phi ghi lời Bác Hồ được treo
ở Đền Thượng