Hôm nay, ngày 19/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật: 02/02/2009 (GMT+7)

Phong cách, nhân cách nhà báo Hồ Chí Minh

... Cái thuở mà Le Paria "tung hoành" trong 38 số cách đây gần... 90 năm. Thời đó mà trang 4 của báo đã có đăng quảng cáo thuốc men, đăng giờ tàu đến và đi, quảng cáo cho các dụng cụ cắt cỏ... thì mới hiểu Nguyễn Ái Quốc đã "làm" báo vất vả và sáng tạo như thế nào.

Nhà báo đặc biệt

Trong thế giới đương đại, nếu phải bầu chọn nhà báo đặc biệt nhất thì chắc chắn người đó phải là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Trước hết, nếu nói về những nhà báo đi lên và thành công từ gian khổ, vất vả; trên thế giới có không ít, nhưng bôn ba gần khắp trái đất, làm hàng chục nghề khác nhau suốt 30 năm trời thì khó có thể tìm ra người thứ hai. Một nhà báo, viết bài báo đầu tiên trong đời - ngày 2.8.1919, báo L'Humanité, bài "Vấn đề người bản xứ" - khi chưa thật sự rành rẽ về ngôn ngữ (tiếng Pháp), đó cũng là Nguyễn Ái Quốc.

Điều đó nói lên rất rõ rằng, báo chí "đến" với Người, trước hết là bởi yêu cầu chiến đấu, dùng ngòi bút để làm đòn xoay chế độ, vì dân tộc, vì độc lập, tự do; xuất phát từ lòng dũng cảm và lòng yêu nước vô bờ bến. Hồ Chí Minh cũng là nhà báo có nhiều bút danh nhất thế giới với gần 200 bút danh khác nhau; thậm chí có những "bút danh" kỳ lạ như: Bé Con, Xung Phong, X.L., T.L., Một Người An Nam, Một Người Bạn, Hy Sinh (trên báo Độc Lập, 1941-1942)...

Hồ Chí Minh cũng là nhà báo viết rất nhiều (trên dưới 2.000 bài) và là nhà báo đạt đến vị trí lãnh tụ tối cao của một dân tộc, người sáng lập ra một chính đảng, một nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở vùng Đông Nam Á; đồng thời là nhà báo duy nhất được LHQ tôn vinh là Danh nhân văn hóa của thế giới. Hồ Chí Minh còn là nhà báo "kỳ lạ" nhất của hành tinh này: "Khởi nghiệp" bằng tiếng Pháp, tiếp tục bằng tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc; rồi sau đó mới viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt! Sau cùng, cũng rất cần nhắc đến một sự đặc biệt nữa của nhà báo Nguyễn Ái Quốc: Người vừa là chủ nhiệm của tờ báo "Người Cùng Khổ" (Le Paria) đồng thời là chủ bút, hoạ sĩ biếm họa, thợ rửa ảnh, thủ quỹ, phát hành, bán báo...

Dẫu chưa đầy đủ, nhưng những sự kiện được thống kê trên đây, rất đủ cho mỗi nhà báo Việt Nam hôm nay nói riêng, nhân dân ta nói chung hiểu rõ sự phi thường trong con người - nhà báo Hồ Chí Minh.

Phong cách Hồ Chí Minh

Với Hồ Chí Minh, mục tiêu, động lực để viết báo là rất rõ ràng. Tại Trường Chỉnh Đảng Trung ương ngày 17.8.1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, trước khi viết phải tự hỏi: "Vì ai mà mình viết? Mục đích viết là gì?".

Sau này, trong Đại hội II của Hội Nhà báo Việt Nam ngày 16.4.1959, Hồ Chí Minh khẳng định, Người viết báo là để "chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Mục tiêu rõ ràng, động cơ sáng trong và ngọt lành như nắng ban mai; đó là điều đầu tiên làm nên nhân cách và sự thành công của một nhà báo vĩ đại. Với nguyên tắc "viết cho ai", nên ngôn ngữ báo chí của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đạt đến trình độ của một lăng kính đa chiều, luôn hấp dẫn và mới mẻ.

Ở Pháp, viết cho thực dân đế quốc đọc, Nguyễn Ái Quốc chơi chữ rất tài tình. Chẳng hạn, sống ở Paris, Người đặt tên tờ báo là Le Paria - có nghĩa là "dưới đáy, người khổ sở tận cùng trong xã hội". Thời kỳ sống và hoạt động ở căn cứ địa Việt Bắc, những bài báo của Người chủ yếu viết cho đồng bào miền núi đọc, nên ngôn từ lại trở nên mộc mạc, dễ hiểu. Chúng ta rất dễ nhận thấy một điểm đáng chú ý: Viết cho thanh niên, Hồ Chí Minh dùng ngôn ngữ của lớp trẻ; viết cho thiếu nhi là cách dẫn dụ mộc mạc của ngôn từ giản dị, viết cho nông dân là ngôn ngữ của chân quê...

Nhà báo Nguyễn Ái Quốc còn là một nhà báo rất năng động, nhạy cảm. Chúng ta hãy hình dung cái thuở mà Le Paria "tung hoành" trong 38 số cách đây gần... 90 năm. Thời đó mà trang 4 của báo đã có đăng quảng cáo thuốc men, đăng giờ tàu đến và đi, quảng cáo cho các dụng cụ cắt cỏ... thì mới hiểu Nguyễn Ái Quốc đã "làm" báo vất vả và sáng tạo như thế nào. Nên lưu ý rằng, theo tài liệu của mật thám Pháp, có lúc Le Paria phát hành đến 2.000 bản, một nửa được gửi cho các nước thuộc địa (!).

Phong cách của nhà báo Hồ Chí Minh còn là sự hiểu biết rất rộng, rất sâu mà lại rất gần gũi quần chúng. Đọc những bài báo của Người, chúng ta kinh ngạc về kiến thức: Từ Ấn Độ đến Palestine, từ Tunisia đến Hoa Kỳ, từ Trung Quốc đến Madagasca...; gần như cái gì Nguyễn Ái Quốc cũng hiểu một cách tường tận. Hiểu biết như thế, những bài báo không sắc, không sâu, không sinh động mới là chuyện lạ.

Sống mãi tinh thần Hồ Chí Minh

Bài báo sau cùng mà Hồ Chí Minh viết là bài: "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng", ký tên T.L, đăng trên báo Nhân Dân ngày 1.6.1969. Đó không hề là sự ngẫu nhiên. Nếu như bài báo đầu tiên Người viết là vì độc lập cho dân tộc Việt Nam, thì bài cuối cùng là "muôn vàn tình thương yêu" dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ý chí chiến đấu mạnh mẽ và cái TÂM rộng lớn, sâu sắc ấy là điều cần nhất cho bất kỳ một nhà báo nào khi cầm bút.

Trong lần gặp mặt cuối cùng trước đông người - tại buổi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng LĐLĐVN) ngày 18.7.1969 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần nhắc đến báo chí. Lần thứ nhất, Người nói: "Bác xem báo Lao Động, có bài viết về chuyện một số công nhân nào đấy mỗi ngày chỉ làm rất ít giờ. Bác rất đau lòng". Lần thứ hai, Bác đưa tờ báo Nhân Dân ngày 16.7.1969 ra để nói về chuyện báo đăng lời phê bình của công nhân là rất tốt.

Người nhắc thêm: "Báo Lao Động nên mở rộng mục này cho quần chúng phê bình trên báo. Như vậy, vừa bảo đảm quyền dân chủ công nhân, vừa nâng cao tinh thần chiến đấu của tời báo" (Hồ Chí Minh, TT, T.12, tr. 565-567). Có lẽ, cho đến tận hôm nay, chúng ta vẫn phải tự hỏi là mình đã làm đủ, làm đúng những gì Bác Hồ mong muốn hay chưa?

Trong thư căn dặn những người sắp trở thành nhà báo do Báo Cứu Quốc tổ chức năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra những khuyết điểm của báo chí của ta như: Tuyên truyền không kịp thời, chính trị suông quá nhiều, không biết giữ bí mật, đôi khi đăng tin vịt, tờ báo không vui... Ngẫm lại, cứ ngỡ những điều Người nói như vừa mới diễn ra sáng nay! Vẫn còn không ít tờ báo "chính trị suông" quá nhiều, hay không biết cách để giữ bí mật quốc gia. Có báo thật buồn tẻ từ trang đầu cho tới trang cuối; thậm chí, người dân không còn muốn đọc nữa.

Gần 90 năm đã trôi qua kể từ khi Nguyễn Ái Quốc viết bài báo đầu tiên; 82 năm, kể từ khi Báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21.6.1925), mở đầu cho dòng báo cách mạng của dân tộc; báo chí Việt Nam hôm nay đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng. Chúng ta ghi nhớ công lao của nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh đồng thời cũng rất cần ghi nhớ thêm rằng, phong cách và tinh thần, tư tưởng và ý chí, tâm huyết và ngọn bút mẫn tiệp, sắc sâu của Người vẫn sống mãi với sự tươi mới, vững bền bất kể thời gian, vượt qua mọi không gian.

Với tư cách là một trong những đỉnh cao của báo chí thời đại, ngọn bút Hồ Chí Minh là ngọn tháp rực rỡ, là tấm gương sáng ngời để cho muôn đời sau hướng tới, bước tiếp trên con đường tươi đẹp của tổ quốc Việt Nam.

Hữu Siêu (Nguồn Báo Lao động)
Quay lại In bản tin
Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ (21/04)
Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018) (14/05)
Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại (05/09)
Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận (03/09)
Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (25/10)
Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị (15/10)
Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/10)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” (12/10)
Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ (03/10)
Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ (03/10)
Giao lưu các điển hình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (23/09)
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (31/08)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản di chúc lịch sử (31/08)
Thấm nhuần tư tưởng của Người về GD-ĐT (31/08)
Đà Nẵng: Đẩy mạnh thực hiện mô hình làm theo lời Bác (25/06)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (14/04)
Học Bác chúng ta học gì? (14/04)
Tình cảm của Bác Hồ dành cho thanh niên (14/04)
4 nhiệm vụ của ngành Giáo dục hướng tới hiệu quả thiết thực trong thực hiện Cuộc vận động (18/02)
Kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động của trường ĐH Sư phạm Hà Nội (18/02)
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở một trường Dự bị đại học (18/02)
Câu chuyện nhỏ về những việc làm giản dị mà ấm áp lòng người (18/02)
Nội dung "Làm theo" ngày càng được chú trọng và triển khai thiết thực trong toàn ngành (18/02)
Ý nghĩa chính trị sâu sắc từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (18/02)
Đất nước 40 mùa xuân thực hiện di chúc của Bác Hồ (10/02)
Nguyên tắc đạo đức "Nói thì phải làm" của Bác Hồ (10/02)
Lời Bác dặn cho mai sau (05/02)
Sinh nhật thứ 79 của Bác (02/02)
Người cách mạng mẫu mực (02/02)
"Tôi lấy nghề nghiệp ra để đảm bảo..." (*) (02/02)
Bác Hồ như chúng tôi đã biết (02/02)
Sáng tháng Năm (02/02)
Đường dẫn đến Tuyên ngôn độc lập (06/01)
Còn dùng được là còn tốt… (28/08)
Đầu tiên và mãi mãi (26/04)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12234041 lần xem

Số người online: 981

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844