Hôm nay, ngày 19/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > GIẢI ĐÁP
Cập nhật: 14/03/2016 (GMT+7)

Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016

Năm 2016 là năm thứ 2 Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức với hình thức “2 trong 1”, vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển CĐ, ĐH. Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế thi mới, có một số điều chỉnh so với năm 2015, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo thầy cô giáo, HS và phụ huynh, trong đó đặc biệt là những em HS đang chuẩn bị bước vào kỳ “vượt vũ môn” này.

“Quy chế thi điều chỉnh theo hướng có lợi cho thí sinh”

“Quy chế mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra cho Kỳ thi THPT quốc gia 2016 kế thừa những mặt tốt, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót của kỳ thi năm trước. Những điều chỉnh mà Bộ đưa ra nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh”, -PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD, Bộ GD&ĐT khẳng định trong dịp tham dự buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho hơn 5.000 HS lớp 12 tại Nghệ An mới đây.

Thời điểm này, việc chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia 2016 đang “nóng” dần lên. Các em HS cơ bản đã nắm được quy chế thi mới, đồng thời bắt đầu định hướng cho mình những lựa chọn nghề nghiệp sau 12 năm học. Tuy nhiên, tâm trạng lo lắng, hồi hộp là điều không tránh khỏi trước kỳ thi hết sức quan trọng này.

Em Nguyễn Anh Tài (Trường THPT Hà Huy Tập, TP Vinh) cho biết: “Kỳ thi năm nay, sau khi có kết quả thi, mỗi thí sinh được xét tuyển nguyện vọng vào 2 trường, mỗi trường có 2 nguyện vọng.

Bên cạnh đó, thí sinh còn có thể có nguyện vọng bổ sung vào các đợt xét tuyển sau nếu trượt trong đợt 1. Như vậy, năm nay bọn em bị “hạn chế” hơn trong việc nộp các nguyện vọng trong mỗi đợt xét tuyển. Điều này khiến em phải cân nhắc kỹ càng hơn đối với lựa chọn của mình và tìm hiểu kỹ về các ngành đăng ký”.

Cấu trúc đề thi, sự phân hóa kiến thức trong các câu hỏi và tính an toàn, nghiêm túc của kỳ thi cũng là điều mà các HS đặc biệt chú ý. Em Nguyễn Quỳnh Trang (THPT Phan Đăng Lưu, Yên Thành, Nghệ An) chia sẻ:

Em đang học theo khối B. Hiện nay, em đã làm thử đề thi các môn của năm ngoái. Mặc dù nhiều câu hỏi nằm ở phần chương trình chưa học trên lớp, nhưng em cũng nhận thấy đề thi không quá khó.

Tuy nhiên, có một vài môn đề dài so với thời gian làm bài. Đi thi, thì ai cũng muốn đề thi dễ, để đạt điểm cao. Nhưng em cũng mong muốn đề thi có tính phân hóa rõ ràng, để sau đó bọn em có cơ sở đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nam Nhật Minh - Cục KT&KĐCLGD, cũng nói rằng: Cấu trúc đề thi năm nay sẽ sẽ tăng dần các câu hỏi về năng lực, giảm dần các câu hỏi ghi nhớ máy móc, sự kiện.

Phần câu hỏi khó để phân hóa thí sinh cũng sẽ tăng lên, dự kiến sẽ là 40%. 60% còn lại là câu hỏi trung bình để xét công nhận tốt nghiệp.

Mặt khác, Kỳ thi THPT quốc gia 2016 theo điều chỉnh của Bộ GD&ĐT, thay vì chỉ có 38 cụm thi như năm trước thì năm nay, mỗi tỉnh, thành sẽ có một cụm thi.

Bên cạnh đó, những địa phương có số lượng lớn HS đăng ký thi chỉ để xét tốt nghiệp sẽ có một cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì. Nhiều học sinh bày tỏ lo lắng: Giữa các cụm thi công tác coi thi, chấm thi có khác nhau không. Có đảm bảo an toàn, khách quan đồng đều trên cả nước? Nếu có trường hợp ở nơi này coi thi “chặt”, nơi khác coi thi “dễ” thì thế nào?

Trước những băn khoăn đó, PGS.TS Mai Văn Trinh khẳng định: Để đảm bảo công bằng cho các thí sinh và an ninh tại các cụm thi, năm nay Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường giảng viên ở các trường ĐH, CĐ về coi thi ở các cụm thi địa phương và cố gắng “cắm” một phòng thi có một cán bộ từ các trường ĐH.

Thay đổi nhận thức nghề nghiệp

Khi tham khảo ý kiến của mọi người để lựa chọn nghề nghiệp tương lai, rất nhiều HS đã đặt ra câu hỏi hết sức “thực tế” và mang tính thời sự, xã hội: Học trường gì để dễ xin được việc làm? Để có thu nhập cao?

Nghệ An là tỉnh có tỷ lệ HS đỗ ĐH, CĐ tốp đầu của cả nước, nhưng địa phương này hiện cũng đang có hơn 22.000 người lao động thất nghiệp và hàng vạn lao động thiếu việc làm.

Trong đó, có hơn 12.000 lao động tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ từ năm 2010 - 2015 chưa tìm được việc. Bên cạnh đó còn rất nhiều cử nhân làm trái ngành, trái nghề. Thực trạng này đã tác động lớn đến nhận thức nghề nghiệp cho cả phụ huynh và HS.

Tại Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, lần đầu tiên, tại Nghệ An có gần 40% HS đăng ký tại cụm thi địa phương. Điều đó, có nghĩa là ít nhất 40% HS sẽ không thi lên ĐH mà quyết định chỉ thi lấy kết quả tốt nghiệp.

Đây là tác dụng phân luồng HS sau THPT của kỳ thi “2 trong 1”, giúp HS có định hướng rõ ràng hơn, theo năng lực và hoàn cảnh của bản thân, để quyết định thi ĐH, CĐ hay học nghề.

Chia sẻ với các em HS khi chuẩn bị bước vào Kỳ thi THPT 2016, TS Phạm Mạnh Hà (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) nói: Hiện nay, nhiều em lựa chọn nghề nghiệp vẫn dựa theo cảm tính hơn là sự hiểu biết.

Các em dễ dàng bị thu hút bởi tên của ngành, lựa chọn trường theo số đông, mà không hiểu rõ về ngành nghề đó cũng như không lượng sức mình dẫn đến việc chọn sai nghề hoặc cơ hội vào ĐH thấp.

Bên cạnh đó, nhiều em quan niệm chưa đúng về ngành nghề. Thực tế, dù là học trung cấp, học CĐ hay học ĐH cũng có nghĩa là đang học nghề. Vì thế, phải chuẩn bị tâm thế để chọn nghề.

Quan trọng hơn cả phải chọn cho mình lộ trình, đặt cho mình mục tiêu. Hôm nay mình có thể là công nhân kỹ thuật nhưng ngày mai nếu chăm chỉ, học lên mình đã là kỹ sư và có thể học cao hơn nữa.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh (23/04)
Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào? (22/03)
Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016 (04/08)
Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích? (05/05)
Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm (05/05)
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 (07/04)
Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015 (05/01)
Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia (12/12)
Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng? (12/12)
Giải đáp về môn thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ 2015 (12/12)
Thi ĐH 2015: Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 6 nguyện vọng (12/12)
Hướng dẫn tổ chức kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2015 (12/12)
Có được dùng kết quả thi tốt nghiệp 2014 để xét tuyển ĐH 2015? (12/12)
Dự kiến tháng 1/2015, ban hành Quy chế xét tốt nghiệp THPT (12/12)
Giải đáp những câu hỏi “nóng” về kỳ thi THPT Quốc gia (12/12)
Điểm ưu tiên khu vực được tính như thế nào? (21/02)
Tin học và CNTT có sự khác nhau? (19/12)
Kì thi tốt nghiệp năm 2010 sẽ có 8 môn? (16/12)
Điều kiện và thủ tục phúc khảo (29/05)
Các loại máy tính cầm tay thí sinh được đem vào phòng thi (24/05)
Bảng tuần hoàn Mendeleev có được sử dụng ở các kì thi? (28/03)
Cách làm hồ sơ đăng ký dự thi và xét tuyển (10/03)
Học gì ở nhóm ngành kinh tế, nông lâm, giao thông? (09/03)
Rớt tốt nghiệp vẫn có cơ hội học lên ĐH (09/03)
Những điều cần lưu ý khi khai hồ sơ ĐKDT (09/03)
Ôn thi thế nào để đạt điểm cao? (09/03)
Hồ sơ ĐKDT có mục ghi NV2? (06/03)
Thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có được chọn phần riêng? (06/03)
Thắc mắc về cách làm hồ sơ ĐKDT? (11/02)
Lực học được khoảng 21-22 điểm, nên thi trường nào? (06/02)
Thắc mắc về đề thi tuyển sinh ĐH? (06/02)
Khả năng được 15 điểm thì đỗ trường nào khối B? (15/01)
Chọn học ngành công nghệ thông tin sao cho tốt? (14/01)
Khối D thi được mấy trường? (14/01)
Ngành Kinh tế và Quản lý môi trường đào tạo gì? (12/01)
Có thể dự thi cùng lúc khối D1 và D4? (10/01)
Các trường ĐH sư phạm không tổ chức thi theo khối? (06/01)
Lực học trung bình muốn thi ngành CNTT? (06/01)
Hồ sơ ĐKDT năm 2009 có gì khác? (06/01)
Khởi động mùa tư vấn tuyển sinh 2009 (06/01)
Hai giấy dự thi báo giống nhau, phải làm sao? (06/01)
Giải đáp những thắc mắc "nóng" tuyển sinh 2008 (06/01)
Các học bổng toàn phần tại Singapore (28/08)
Học tập tại Hà Lan sử dụng ngôn ngữ nào? (28/08)
Cách tìm học bổng du học Hà Lan (28/08)
Cơ hội học bổng ngành dược ĐH Queensland, Úc (28/08)
ĐH Griffith & Học viện QIBT - Nơi học tập lý tưởng tại Australia (28/08)
Điều kiện du học Y khoa tại Úc (28/08)
Giúp bạn nhanh chóng hòa nhập khi đến Úc (28/08)
Muốn du học cấp 3 tại Úc (28/08)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12233697 lần xem

Số người online: 621

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844