Hôm nay, ngày 19/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật: 14/04/2009 (GMT+7)

Tình cảm của Bác Hồ dành cho thanh niên

Nếu con người là động lực và mục tiêu cuối cùng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thanh niên chính là một lực lượng xã hội to lớn trong nguồn nhân lực đó.


Thanh niên quyết định tương lai, vận mệnh của một dân tộc. Tuy nhiên, do tuổi trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên thanh niên rất cần sự chăm lo của toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dành cho tuổi trẻ Việt Nam tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt.
Ngay từ những năm đầu tham gia hoạt động cách mạng, Bác nhanh chóng tập hợp sức mạnh của thanh niên vào tổ chức “Thanh niên Cách mạng đồng chí hội” (1925) (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam), ra Báo “Thanh niên” - tờ báo cách mạng đầu tiên trong nước để tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục, rèn luyện thanh niên.

Đầu năm 1947, dù bộn bề công việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhưng khi hay tin học sinh Vũ Chí Thành, thành viên đội cảm tử “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” hy sinh tại Hà Nội, Bác đã viết thư chia buồn với Bác sĩ Vũ Đình Tụng - cha liệt sĩ với lời lẽ hết sức cảm động, thắm thiết: “Ngài biết rằng, tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi, tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và các thanh niên anh em khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước, thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn sống mãi với non sông Việt Nam” (1).

Từ đó cho đến cuối đời, Bác luôn dành cho thanh niên Việt Nam những tình cảm thương yêu trìu mến và những lời dạy bảo ân cần.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Bác luôn theo dõi phong trào thanh niên, khi tuổi trẻ lập được chiến công, Bác khen ngợi, động viên: Các cháu là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng. Bác mong các cháu là anh hùng trong sự nghiệp cách mạng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn (1956), Bác Hồ đến dự và ân cần dặn dò đoàn viên, học sinh, sinh viên: “Phải xung phong trong mọi công tác, xung phong là phải đi trước, làm trước... Phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt. Phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh, khỏe mạnh thì mới đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân” (2). Xúc động trước những tình cảm thương yêu, lo lắng của Bác, các đại biểu đã hứa với Bác sẽ ra sức thực hiện tốt những lời Bác dạy, quyết không một phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta.Năm 1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bác đến thăm và nói chuyện, Bác đưa ra phương hướng hoạt động cho công tác Đoàn, đồng thời nêu ra khẩu hiệu: “Đâu cần thì thanh niên có; việc gì khó thanh niên làm” (3).

Năm 1961, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III tổ chức tại Hà Nội, Bác dạy: “Thanh niên phải cố gắng học, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có học thức. Cần phải có văn hóa, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày... Học đi đôi với hành” (4). Những lời dạy của Bác thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hậu bị cho Đảng.

Năm 1966, tại buổi lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Đoàn, Bác khẳng định niềm tin và niềm lạc quan vào thế hệ trẻ: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc vô cùng vững chắc và vẻ vang” (5).

Có thể nói, tình cảm Bác Hồ dành cho thanh niên Việt Nam bao la như trời biển, như cha đối với con, Bác đối với cháu... Tình cảm ấy mãi khắc sâu vào trong trái tim của từng thế hệ trẻ Việt Nam. Đau đớn thay, Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ để lại cho thế hệ trẻ “muôn vàn tình thân yêu”. Bác dặn dò: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” (6).

Làm theo lời Bác, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, thanh niên ngày nay đang ra sức học tập, tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Họ đã, đang và sẽ làm rạng rỡ non sông đất nước ta.

Để xứng đáng hơn nữa với tình cảm, niềm tin của Đảng và Bác Hồ kính yêu, thế hệ trẻ Việt Nam hãy cố gắng rèn đức, luyện tài, chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi. Có như vậy, thanh niên Việt Nam mới cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Theo HGO
Quay lại In bản tin
Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ (21/04)
Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018) (14/05)
Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại (05/09)
Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận (03/09)
Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (25/10)
Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị (15/10)
Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/10)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” (12/10)
Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ (03/10)
Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ (03/10)
Giao lưu các điển hình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (23/09)
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (31/08)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản di chúc lịch sử (31/08)
Thấm nhuần tư tưởng của Người về GD-ĐT (31/08)
Đà Nẵng: Đẩy mạnh thực hiện mô hình làm theo lời Bác (25/06)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (14/04)
Học Bác chúng ta học gì? (14/04)
4 nhiệm vụ của ngành Giáo dục hướng tới hiệu quả thiết thực trong thực hiện Cuộc vận động (18/02)
Kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động của trường ĐH Sư phạm Hà Nội (18/02)
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở một trường Dự bị đại học (18/02)
Câu chuyện nhỏ về những việc làm giản dị mà ấm áp lòng người (18/02)
Nội dung "Làm theo" ngày càng được chú trọng và triển khai thiết thực trong toàn ngành (18/02)
Ý nghĩa chính trị sâu sắc từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (18/02)
Đất nước 40 mùa xuân thực hiện di chúc của Bác Hồ (10/02)
Nguyên tắc đạo đức "Nói thì phải làm" của Bác Hồ (10/02)
Lời Bác dặn cho mai sau (05/02)
Sinh nhật thứ 79 của Bác (02/02)
Người cách mạng mẫu mực (02/02)
"Tôi lấy nghề nghiệp ra để đảm bảo..." (*) (02/02)
Phong cách, nhân cách nhà báo Hồ Chí Minh (02/02)
Bác Hồ như chúng tôi đã biết (02/02)
Sáng tháng Năm (02/02)
Đường dẫn đến Tuyên ngôn độc lập (06/01)
Còn dùng được là còn tốt… (28/08)
Đầu tiên và mãi mãi (26/04)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12234413 lần xem

Số người online: 1340

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844