Hôm nay, ngày 28/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Cập nhật: 19/10/2009 (GMT+7)

Nơi các anh nằm lại…- Phần 1: Hành trình 480 phút tìm “Hòn đá Đà Nẵng”

Dừng chân bên khe suối – khu vực Ban Tuyên huấn Quảng Đà từng đóng cơ quan  - để thảo luận. Ảnh: X.DUYÊN
Dừng chân bên khe suối – khu vực Ban Tuyên huấn Quảng Đà từng đóng cơ quan - để thảo luận. Ảnh: X.DUYÊN
Tuổi trẻ chúng tôi đã bao lần theo chân các bậc cha anh trong những chuyến đi xa, băng rừng vượt suối để tìm đến các “địa chỉ đỏ”. Thế nhưng, trong những chuyến đi đầy vất vả này, từ phía sâu thẳm của tâm hồn, chúng tôi chợt nhận ra: Trong cuộc sống quá đỗi ồn ã hôm nay, con người cần giữ cho mình một lý tưởng sống cao đẹp.



Trong bài báo này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến cuộc hành trình tìm kiếm đầy cảm xúc các liệt sĩ thuộc Ban Tuyên huấn Quảng Đà đã hy sinh năm 1972 tại căn cứ Hòn Tàu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây, ghi dấu ấn một thời đạn bom đau thương dội xuống chiến trường Quảng Đà - một trong những mặt trận ác liệt nhất trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3 giờ sáng ngày 25-7-2009, khi bầu trời còn bao phủ bởi màn đêm, dưới ánh sáng lờ nhờ của bóng điện hắt ra từ các nhà cao tầng xa xa, là lúc chúng tôi trở dậy tập kết tại trụ sở Báo Đà Nẵng để chuẩn bị cho cuộc hành trình tìm kiếm đầy thiêng liêng này. Đoàn có tất thảy gần 20 người, là đại diện của Báo Đà Nẵng, Báo Quảng Nam, thân nhân liệt sĩ Hoàng Kim Tùng từ Quảng Trị vào và một số anh nguyên là cán bộ của Ban Tuyên huấn Quảng Đà cũ. .

Trong suốt chặng đường từ Đà Nẵng vào đến Duy Xuyên, Quảng Nam, chúng tôi được nghe những người trong cuộc hồi ức lại chuyện các bậc cha, chú đã hy sinh cách đây gần 40 năm về trước mà lòng đầy cảm phục. Chiếc xe chở biết bao tâm trạng, nỗi niềm của những ước ao tìm lại đồng đội, đồng chí của mình.

Xe đến đập nước Duy Lộc thuộc thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên lúc 5 giờ sáng. Từ đây, bắt đầu một cuộc hành trình vào sâu trong lòng núi để tìm đến chỗ các chú đã ngã xuống. Đứng từ đập Duy Lộc, phóng tầm mắt về dãy núi Hòn Tàu xa xa, nơi trước đây là căn cứ của Đặc khu ủy Quảng Đà, mà lòng ai cũng nôn nao. Những người thân của liệt sĩ Hoàng Kim Tùng cứ đứng ngồi không yên, bởi họ biết mình sắp sửa được đặt chân đến nơi người bố, người ông đã nằm xuống gần 40 năm qua.

Anh Hoàng Tuấn Anh (con trai liệt sĩ Hoàng Kim Tùng) xúc động nói: “Bố tôi đi vào chiến trường miền Nam khi tôi mới 3 tuổi và đã mãi mãi không trở về. Dù trong tôi, hình ảnh của bố rất nhạt nhòa, trong ký ức tôi không thể nhớ nổi khuôn mặt bố mình ra sao vì còn quá nhỏ, nhưng tôi rất tự hào về bố của mình. Trong tôi không bao giờ nguôi ngoai tâm trạng khắc khoải đi tìm bố, nhưng vì điều kiện mà lâu nay chưa thể. Bây giờ đến đây, tôi có cảm giác như được gặp lại bố của mình”. Giọng của anh nghèn nghẹn, nước mắt rưng rưng như thể anh là người có lỗi.

Từ điểm dừng chân, khi ánh nắng ban mai bắt đầu hắt xuống, đoàn chúng tôi lội bộ qua mấy vạt ruộng rồi vượt dốc ngược lên núi Hòn Tàu. Được hai người dân địa phương dẫn đường, đoàn người băng băng lên triền núi. Những người đã một thời từng sống và cầm bút, chiến đấu nơi đây nhớ lại quá khứ với cảm giác dâng ngập tràn như chỉ mới ngày hôm qua thôi. “Đấy! Con mương này ngày xưa nước ít, cạn khô, nay người dân đắp lên để lấy nước về sản xuất”, một người trong đoàn nhớ lại.

Kim đồng hồ chỉ 6 giờ sáng, mọi người khăn gói từ chân núi và bắt đầu đánh dấu điểm đi bằng con khe nhỏ nơi đến khu vực Ban Tuyên huấn Quảng Đà từng đóng cơ quan. Người dẫn đường làm nhiệm vụ phát lau lách, gai góc, chúng tôi dò dẫm theo sau. Con đường mòn dẫn lên đỉnh núi thoạt nhìn trông có vẻ gần nhưng càng đi, khoảng cách càng xa vời vợi, ngút mắt. Lối đi nhiều lau lách và gai ngấy cào xước cả hai cánh tay, buộc chúng tôi phải khoác thêm áo. Ngoài mũ, mọi người phải dùng thêm khăn vải phủ trên đầu để tránh lá, cây nhọn đâm vào mặt. Mặt trời ngang sào, đoàn người vẫn tiếp tục băng núi thoăn thoắt.

Mặt trời đã lên cao. Mặc dù cây cối um tùm che khuất đầu, nhưng cái nắng vẫn theo kẽ lá rọi xuyên qua đoàn người. Một số anh em đã bắt đầu thấm mệt, nước uống mang theo vơi dần. “Đã lâu lắm rồi, người ta không còn đi lên núi bằng con đường cũ. Muốn đến trúng địa điểm các liệt sĩ hy sinh, không có cách nào khác phải tìm cho được “Hòn đá Đà Nẵng”.

Đến đây, xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về địa điểm. Theo một số anh em từng công tác trong Ban Tuyên huấn Quảng Đà, hai trong số ba hang đá làm trụ sở của Ban Tuyên huấn, bị máy bay B52 Mỹ thả bom vùi dập nằm gần “Hòn đá Đà Nẵng”. Trải qua bao năm tháng, các hang đá bị đánh sập, nay không còn dấu vết nào để mọi người nhận ra. Không ai dám chắc chắn mà chỉ ngờ ngợ trong tâm tưởng…

Trong cái nắng gắt của mùa hè, đường dốc cao, đoàn người đã không còn giữ được khoảng cách ba bước chân mà đã chia ra thành ba tốp. Dẫu vậy, mọi người vừa rảo bước, vừa chuyện trò để vơi đi cái mệt nhọc. Hai người làm nhiệm vụ dẫn đường thật thuần thục. Họ vừa đi, vừa đánh dấu cây rừng để dễ dàng khi quay lại. Băng qua một chặng đường dài, dốc cao, trơn, nhiều bẫy thú rừng nguy hiểm, bước chân đoàn người như nặng nề hơn.

Suốt 2 giờ vượt dốc, cuối cùng một người trong đoàn đột nhiên thốt lên: “Lộn đường rồi. Đây không phải nơi căn cứ hồi xưa”. Một cảm giác buồn hiện rõ trên mỗi khuôn mặt. Chúng tôi thất vọng bao nhiêu, các thân nhân liệt sĩ càng buồn bã bấy nhiêu. Không buồn sao được khi họ đến đây mang theo niềm mong mỏi lớn là làm sao tìm được nơi cha mình nằm lại. Vậy mà...

Mọi người dừng chân để thảo luận: “Muốn xác định nhanh nơi anh Tùng và các liệt sĩ nằm lại, chúng ta phải tìm ra “Hòn đá Đà Nẵng”. Từ hòn đá ấy, cách trụ sở của Ban Tuyên huấn Quảng Đà không xa”. Chúng tôi trở lại điểm xuất phát khi cái nắng trở nên gay gắt. Thế nhưng, cuộc băng bộ lần thứ hai đi tìm “Hòn đá Đà Nẵng” với một quyết tâm thật cao nên cả đoàn ai cũng hăng hái. Đặc biệt, gia đình liệt sĩ Hoàng Kim Tùng như được tiếp thêm sức mạnh.

Lại thêm 1 giờ đồng hồ vượt dốc, chúng tôi lên được điểm đến đã hơn một lần xác định. (Nghe vài người trong đoàn thuật lại, năm 1992, vì thương nhớ anh em nằm lại nơi hang đá lạnh, một số đồng đội cũ đã trở lại nơi này vài lần và đã dựng một tấm bia nơi hòn đá to trong rừng). Nhưng “Hòn đá Đà Nẵng” ở đâu thì vẫn còn mông lung vì cây cối quá rậm rạp, lối mòn không định dạng, khó có thể xác định đúng hướng. Hơn chục tảng đá đã được đến khảo sát, nhưng sau một hồi nhận diện là những cái lắc đầu “Không phải”. “Hòn đá Đà Nẵng” nằm khuất chỗ nào vẫn là một dấu chấm hỏi cho cả đoàn người.

Trời đã đứng bóng, đoàn người thấm mệt nhưng không ai muốn nghỉ ngơi vì quyết tâm tìm cho được nơi các anh nằm lại mới yên tâm. Mặc cho muỗi đốt, một vài người bị vắt cắn chảy máu nhưng vẫn không ngăn được nỗi khát khao tìm “hòn đá Đà Nẵng”. Mọi người cùng tỏa đi nhiều hướng, và rồi, tiếng kêu của anh Phạm Đăng Ba - người dẫn đường như phá tan sự tĩnh lặng của núi rừng cũng như tâm trạng trĩu nặng của đoàn người. Mọi người cùng chạy đến.

Ông Dương Thiên Hương (nguyên cán bộ Nhà in, thuộc Ban Tuyên huấn Quảng Đà) reo lên: “Chính nó đây rồi, hang đá mà ngày xưa làm hầm chứa điện đài có liệt sĩ Hoàng Kim Tùng cùng 4 đồng chí khác hy sinh đây rồi”. Chỉ tay lên lớp đá bị tróc ra, ông nói như thanh minh: “Lớp đá này ngày trước chính tôi lấy xà beng cạy ra để khắc chữ nhưng cuối cùng không khắc chữ được. Chúng tôi đã đến rồi anh Tùng ơi!”… Không gian như chùng lại, người thân của liệt sĩ òa khóc. Chúng tôi không nén nổi sự nghẹn ngào. Những liệt sĩ đã ngã xuống vì quê hương. Các anh nằm đó, dưới hang đá gần 40 năm qua và mãi mãi không được trở về bên người thân, gia đình.

Nghe đến “Hòn đá Đà Nẵng”, chúng tôi hơi ngơ ngác thì nhà văn Hồ Duy Lệ (nguyên phóng viên Báo Giải phóng Quảng Đà) giải thích: Đây là một tảng đá to, bằng phẳng, cao. Đứng ở đó ban đêm nhìn thấy ánh đèn từ thành phố Đà Nẵng sáng lên.

Vì vậy, mỗi khi anh em cán bộ, bộ đội ta đứng trên đó đều mơ về một đất nước giải phóng, một ngày sớm trở về thành phố Đà Nẵng hoa lệ… Từ đây, nhà thơ Thu Bồn đã thốt lên: “Cái vầng sáng bồn chồn thương nhớ đó. Cứ đêm đêm thao thức gọi ta về...”

Hữu Siêu (Nguồn Báo Đà Nẵng)
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn phối hợp với nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình “Đưa nghệ thuật tuồng vào học đường” (25/01)
Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) (02/01)
Ngoại khóa chuyên đề phòng chống HIV/AIDS năm 2023 (20/12)
Học sinh Đà Nẵng trải nghiệm hành trình “Em yêu biển đảo quê hương” (25/07)
Ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” (24/08)
Những kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới (05/09)
Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 (10/10)
Học sinh Đà Nẵng háo hức tham gia cuộc thi “Trường học không ma túy” (07/12)
Giải mã sức hút của “Tiếng nói Xanh” - Sân chơi dành cho học sinh THPT với giải thưởng kỷ lục (10/07)
Tổ chức Tuyên truyền, ký cam kết thực hiện ATGT và phòng chống các tệ nạn xã hội trong môi trường học đường cho học sinh nhà trường (28/10)
Trao thưởng cuộc thi sáng tác phim ngắn về phòng, chống tệ nạn ma túy trong học đường (06/12)
Mô hình tâm lý học đường của học sinh trường chuyên (13/01)
Hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2022 (30/05)
Chuyến từ thiện đến mái ấm tình thương (23/06)
Diễn đàn Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường" (19/09)
Ngoại khoá tuyên truyền an toàn giao thông (26/09)
Kỷ niệm 92 năm thành lập ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10)
Ngoại khóa tuyên truyền với chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (29/10)
Tuyên truyền về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 (29/10)
Buổi đối thoại với Hiệu trưởng nhà trường (07/11)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy (03/10)
Đội Công tác xã hội sinh hoạt buổi đầu tiền đời thứ 27 (23/07)
Hoạ vào nắng – Điều kỳ diệu được vẽ nên từ màu sắc (29/08)
Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (01/12)
Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh, thiếu niên trên không gian mạng (22/07)
Bài học chủ quyền biển đảo từ trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên VKU – 2022 (29/06)
Chương trình giao lưu của VTV7 “Cùng VTV7 tiến về phía trước (20/05)
Đối thoại giữa Đoàn viên, thanh niên với Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (23/04)
Triển lãm ảnh lưu động “Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu” (23/04)
Ngày lịch sử trọng đại (29/03)
Buổi gặp mặt “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” và trao quà của quỹ “Ngày Vàng Tình Bạn” (08/02)
Thư chúc tết Nhâm Dần 2022 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (31/01)
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021): Nhớ người anh hùng đất Quảng (22/12)
Bạo lực và hành vi bạo lực học đường (07/10)
Bạo lực ngôn ngữ - Con dao vô hình ! (07/10)
“Mái trường tích cực – Nói không bạo lực” năm 2021 (07/10)
Mùa tựu trường khó quên (14/09)
Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (28/04)
Tọa đàm “Hướng dẫn kĩ năng sử dụng internet an toàn, đúng quy định" (26/04)
Người thầy 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện (26/04)
Đưa nghệ thuật tuồng vào trường học (19/04)
Sống đúng đam mê (19/04)
Thư chúc mừng năm mới Tân Sửu 2021 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng (11/02)
Ngày hội “Tri ân: Người ươm mầm tri thức" (19/11)
Giới hạn của tính hiếu kỳ (03/08)
Lễ Tri Ân và Trưởng Thành khóa K34 (17/07)
Trao tặng 06 máy khử khuẩn tay tự động, 02 máy đo thân nhiệt và dung dịch sát khuẩn cho trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (04/05)
Cảm nhận về sách (27/04)
Cảm nhận về sách ‘’Mắt biếc‘’ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (27/04)
Ngoại khóa chủ đề "Thanh niên với sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (11/01)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12459374 lần xem

Số người online: 5767

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844