Hôm nay, ngày 19/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật: 12/10/2009 (GMT+7)

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của thế hệ hệ trẻ đối với tương lai của đất nước và dân tộc, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức và tình cảm trong việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Người luôn coi đó là vấn đề rất quan trọng và rất cần thiết trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người căn dặn Đảng ta: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”(1).

Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò to lớn của thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dưbngj và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1925, trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” (2). Lời nhắn gửi đó đã mang lại một luồng gió mới, thu hút nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước đi theo con đường cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin lớn vào thế hệ thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng đất nước nhà. Người nêu rõ: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”(3). Người luôn dành nhiều tình cảm đối với các thế hệ thanh niên vì đây là lớp người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh nhiên tương lai, tức là các cháu nhi đồng; vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường xuyên quan tâm đến thế hệ măng non của đất nước. Trong buổi khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người dặn các cháu thiếu nhi: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(4).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta thường xuyên coi trọng và quan tâm giáo dục dìu dắt thế hệ trẻ Việt Nam, trực tiếp tổ chức công tác đào tạo, rèn luyện, đồng thời tự mình nêu gương sáng về mọi mặt để thế hệ trẻ học tập và noi theo. Người đòi hỏi thanh niên phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ… Người căn dặn: “Ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách, báo…có một cách học rất tốt ai cũng có thể tham gia hàng ngày. Đó là cách học tập ngay trong sản xuất, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến”(5). Các thế hệ thanh niên phải vừa kế thừa phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải xung phong tới những nơi khó khăn, gian khổ nhất, nơi nào người khác làm không thành công, làm ít hiệu quả thì thanh niên phải xung phong làm cho tốt.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá VII), Đảng ta khẳng định: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không là tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, thế hệ trẻ Việt Nam luôn xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Họ thực sự là lực lượng xung kích trong sự nghiệp cách mạng. Những tấm gương, điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác đã thuộc về tuổi trẻ Việt Nam. Thanh niên hăng hái xung kích, đi đầu trong thực hiện các chương trình, mục tiêu của sự nghiệp đổi mới, nổi bật là hai phong trào lớn: “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, được tiến hành cụ thể ở bốn chương trình hành động: “Lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh”, “Bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an ninh”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hoá, thể thao”, “Công tác xã hội, bảo vệ môi trường”. Trong quân đội ta, với các mô hình “Chi đoàn xung kích huấn luyện giỏi”, “Chi đoàn rèn nghiêm, luyện giỏi, không có vi phạm kỷ luật”, “Trận địa thanh niên quyết thắng”, xây dựng chi đoàn văn hoá mới “Đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình quân dân”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”… đã thu hút hàng triệu thanh niên tham gia, chủ động sáng tạo, cống hiến cho Tổ quốc và rèn luyện chính bản thân mình…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích to lớn mà thanh niên đã đóng góp cho đất nước thì hiện nay, chất lượng ở một bộ phận thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế, không ít thanh niên còn lúng túng, mơ hồ trong nhận thức về âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Đáng lo ngại hơn, một bộ phận không nhỏ thanh niên còn chây lười trong học tập, rèn luyện, không tham gia vào hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, nên đã từng bước bị thoái hoá, hư hỏng lao vào con đường cờ bạc, nghiện ngập ma tuý, mại dâm, vào các trò chơi cá độ, đua xe trái phép… gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội

Tình hình trên đòi hỏi Đảng, Nhà nước, quân đội và toàn xã hội phải quan tâm chăm lo nhiều hơn nữa tới việc bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ - một việc “rất quan trọng và rất cần thiết” như Bác Hồ đã căn dặn trong Di chúc của Người. Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành kỷ luật, sống có văn hoá, có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động, trở thành những công dân tốt của đăt nước. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.

Coi trọng tài năng trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh vực. Tạo cơ chế, chính sách công bằng, thuận lợi để mọi tài năng trẻ đều được tham gia phát triển; bố trí cán bộ trẻ có tài năng đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng, nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, tạo bước đột phá trong việc bố trí, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ trong độ tuổi thanh niên ở tất cả các cấp, coi đây là một nội dung quan trọng về công tác cán bộ của Đảng để lựa chọn cán bộ lãnh đạo cho tương lai.

Giáo dục và rèn luyện cho thế hệ trẻ hiện nay phải toàn diện, trong đó trước hết về chính trị tư tưởng, quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những yêu cầu mới về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tạo mọi điều kiện để thế hệ trẻ phấn đấu hình thành một thế hệ con người mới Việt Nam có lý tưởng cao đẹp, có tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, nêu cao trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và trọng tình nghĩa, năng động sáng tạo, làm chủ khoa học và công nghệ mới…Trong quân đội, phải xác định rõ mục tiêu cách mạng của Đảng là lý tưởng chiến đấu của thanh niên cho mỗi quân nhân. Thanh niên quân đội phải rèn luyện ý chí chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.

Quan tâm xây dựng môi trường xã hội tích cực, thuận lợi để thanh niên phát triển và hoàn thiện nhân cách, có điều kiện cống hiến được nhiều cho đất nước, cho quân đội. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên; chăm lo toàn diện cả học tập, rèn luyện, việc làm, nhu cầu vui chơi giải trí, cả nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần. Chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền và của toàn xã hội. Cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mỗi cấp, mỗi ngành và mỗi địa phương, đơn vị trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

40 năm đã đi qua, Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết vẫn còn nguyên giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chúng ta tin tưởng rằng Đảng, nhân dân và quân đội ta sẽ tiếp tục thực hiện tốt Di chúc của Người trong điều kiện mới.





(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, HN, 2002, tr.510.

(2) Sđd, tập 2, tr.133.

(3) Sđd, tập 5, tr.185.

(4) Sđd, tập 4, tr.33.

(5) Sđd, tập 10, tr.104.

(Các từ khóa theo tin)

Hữu Siêu (Nguồn Website Đảng Cộng Sản Việt Nam)
Quay lại In bản tin
Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ (21/04)
Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018) (14/05)
Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại (05/09)
Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận (03/09)
Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (25/10)
Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị (15/10)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” (12/10)
Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ (03/10)
Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ (03/10)
Giao lưu các điển hình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (23/09)
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (31/08)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản di chúc lịch sử (31/08)
Thấm nhuần tư tưởng của Người về GD-ĐT (31/08)
Đà Nẵng: Đẩy mạnh thực hiện mô hình làm theo lời Bác (25/06)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (14/04)
Học Bác chúng ta học gì? (14/04)
Tình cảm của Bác Hồ dành cho thanh niên (14/04)
4 nhiệm vụ của ngành Giáo dục hướng tới hiệu quả thiết thực trong thực hiện Cuộc vận động (18/02)
Kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động của trường ĐH Sư phạm Hà Nội (18/02)
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở một trường Dự bị đại học (18/02)
Câu chuyện nhỏ về những việc làm giản dị mà ấm áp lòng người (18/02)
Nội dung "Làm theo" ngày càng được chú trọng và triển khai thiết thực trong toàn ngành (18/02)
Ý nghĩa chính trị sâu sắc từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (18/02)
Đất nước 40 mùa xuân thực hiện di chúc của Bác Hồ (10/02)
Nguyên tắc đạo đức "Nói thì phải làm" của Bác Hồ (10/02)
Lời Bác dặn cho mai sau (05/02)
Sinh nhật thứ 79 của Bác (02/02)
Người cách mạng mẫu mực (02/02)
"Tôi lấy nghề nghiệp ra để đảm bảo..." (*) (02/02)
Phong cách, nhân cách nhà báo Hồ Chí Minh (02/02)
Bác Hồ như chúng tôi đã biết (02/02)
Sáng tháng Năm (02/02)
Đường dẫn đến Tuyên ngôn độc lập (06/01)
Còn dùng được là còn tốt… (28/08)
Đầu tiên và mãi mãi (26/04)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12234044 lần xem

Số người online: 985

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844