Hôm nay, ngày 25/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật: 02/02/2009 (GMT+7)

Bác Hồ như chúng tôi đã biết

Đêm cuối cùng ở Hà Nội. Chiều mai, thứ 5, tôi và vợ tôi sẽ đáp máy bay về nước. Hơn ở đâu hết, sau những ngày đi thăm Việt Nam, chúng tôi vô cùng lưu luyến bịn rịn, mặc dù đất nước đang trong cảnh chiến tranh.


10 giờ đêm. Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài của Việt Nam lại tới thăm chúng tôi ở khách sạn. Câu chuyện vẫn diễn ra sôi nổi như mọi khi, nhưng chúng tôi không khỏi cảm thấy nặng nề: đã sắp tới giờ phút chia tay...

Trong khi chúng tôi nói chuyện, một vài cán bộ Việt Nam thỉnh thoảng bước vào phòng, hỏi nhỏ đồng chí Chủ nhiệm một điều gì đó, xem chừng quan trọng lắm.

Cho đến 11 giờ đêm, có lẽ muộn hơn một chút thì phải, đồng chí Chủ nhiệm bất ngờ ngồi sát về phía chúng tôi, nói chỉ đủ nghe thôi, nhưng không giấu được xúc động: "Bây giờ tôi còn một tin vui cần báo cho các đồng chí biết". Đồng chú dừng lại một vài giây, ý chừng muốn để chúng tôi phỏng đoán xem, rồi nói tiếp: "Sáng mai vào lúc 7 giờ, Hồ Chủ tịch sẽ tiếp các đồng chí!"...

*

Đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban liên lạc văn hóa với nước ngoài của Việt Nam cùng đi với chúng tôi. Đồng chí cho biết, thông thường Hồ Chí Minh tiếp khách độ nửa giờ.

Vậy thì đó cũng là nghi thức rồi sao?

Không, không phải nghi thức. Cuộc toạ đàm mà Người dành cho chúng tôi kéo dài đúng 1 giờ và 20 phút. Và câu chuyện diễn ra tự nhiên, thoải mái, không theo một nghi thức nào cả. phải Người không tiếp chúng tôi trong Phủ Chủ tịch, mà trong một gian phòng của căn nhà đơn sơ - đó là căn nhà Người ở, làm việc và tiếp khách.

Đúng 7 giờ Người đến, thân mật bắt tay, chào hỏi rồi ngồi cạnh chúng tôi. Đồng chí Tố Hữu, Bí thư Trung ương Đảng, đồng thời là nhà thơ lớn, cũng có mặt tại buổi tiếp này. Mặc dù chúng tôi đã nghe và đọc nhiều về Người, chúng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên trước phong cách lỗi lạc này: sự uyên bác, sự điềm tĩnh, lòng tốt và đức tính giản dị tỏa sáng ngay từ những phút đầu tiên. Người hỏi chúng tôi đã đi những nơi nào. Chúng tôi kể lại những kỉ niệm sâu sắc nhất ở Hoà Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Bình, kể cả những trận máy bay Mĩ bị bắn rơi. Người rất ngạc nhiên:

- Thế à! Người ta đã cho các đồng chí đến những nơi ấy à! Nguy hiểm lắm!

Trước sự ngạc nhiên của Người, chúng tôi càng hiểu vì sao lúc đầu các đồng chí Việt Nam rất lưỡng lự trong việc bố trí cho chúng tôi đến những vùng bị bắn phá ác liệt. Họ rất quan tâm đến sức khoẻ và tính mạng của chúng tôi. Họ nói: "Bác Hồ dặn chúng tôi phải hết sức bảo vệ các đồng chí nước ngoài. Không được để xảy ra một điều gì đáng tiếc".

Tôi nói: "Nhưng tôi muốn viết về chiến tranh kia mà!".

Trong ý nghĩa, chúng tôi cho rằng, cuộc đời chúng tôi làm sao có thể sánh được với cuộc đời của một người Việt Nam bình thường!

Hôm nay, ngồi bên cạnh đồng chí Hồ Chí Minh kính mến, chúng tôi càng hiểu lòng yêu quý con người, thái độ ân cần, mến khách của nhân dân Việt Nam.

Chúng tôi báo cáo với Người nhiều nhất về những nỗ lực phi thường của nhân dân Việt Nam trong việc bình thường hóa cuộc sống trong chiến tranh. Không có một giới thiệu nào của sự hốt hoảng, lo lắng, bi quan. Bất kể nơi nào, hễ giặc phá thì lập tức được xây dựng lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh gật đầu:

- "Trước đây, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, toàn dân đã thi hành phương châm "vườn không nhà trống", phá đường phá cầu, phá cả thành phố để ngăn cản sự tiến công của địch. Còn ngày nay, toàn dân lại quyết tâm xây dựng lại những gì kẻ địch đã phá hoại".

Vợ tôi xin phép hỏi Người:

- "Thưa đồng chí Chủ tịch, đồng chí đang đánh giá như thế nào về giai đoạn hiện đại của cuộc sống chiến tranh?".

Người suy nghĩ một lát, rồi trả lời một cách trầm tĩnh và dè dặt:

- Chia một cuộc chiến tranh đang xảy ra thành những giai đoạn thì có phần hơi khó. Chỉ sau đó thì mới có thế phân chia như vậy được. Hiện nay, người ta có thể nói rằng, lúc đầu Mĩ tìm mọi cách tiến hành cuộc chiến tranh chống người Việt Nam thông qua người Việt Nam. Ý nghĩa đó, chúng phải gạt ra khỏi đầu rồi! Hiện nay chúng biết rằng, bản thân chúng phải sửa đổi lại công việc bẩn thỉu của chúng. Như vậy xét theo một góc độ nào đó, cuộc chiến tranh đã bước vào một giai đoạn mới.

- Năm tới, ở Mĩ sẽ tiến hành bầu cử tổng thống. Không nghi ngờ gì nữa, uy tín trong nước và ngoài nước của Giônxơn đã tụt xuống tới mức hiếm có. Thưa đồng chí Chủ tịch, đồng chí có nghĩ rằng, trong vòng năm nay Giônxơn sẽ tìm mọi cách để bù đắp lại phần nào uy tín đã mất bằng những thắng lợi về quân sự ở Việt Nam không ạ?.

Lần này thì Người trả lời ngay.

- Đúng, Giônxơn sẽ trả cho cuộc tranh cử của y bằng đôla và máu. Máu của người Việt Nam và của người Mĩ. Nhưng đến mức độ ấy, đối với y cũng sẽ vô ích.

Vì chúng tôi đang ngồi trước mặt Hồ Chí Minh và đồng chí Tố Hữu, chúng tôi không thể không đặt câu hỏi dưới đây:

- Mặc dù đồng chí Chủ tịch rất dồi dào sức sống chúng tôi vẫn nghĩ rằng, việc lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến đấu chống một đối thủ hùng mạnh và tàn bạo như vậy đến thắng lớn chắc đòi hỏi đồng chí phải làm việc hết sức căng thẳng. Đồng chí làm cách nào để tìm ra thời gian mà làm thơ được ạ?.

Người lắc đầu:

- Tôi không phải là nhà thơ. Chỉ có trong thời kỳ ở tù, để giết thời gian, tôi đã làm thơ. Nhưng tôi viết bằng chữ Hán để bọn cai ngục người Trung Quốc đọc được và không nghi ngờ rằng đó là những lời kêu gọi bí mật. Chỉ có thế thôi. Sau này các đồng chí của tôi thu lượm lại và cho xuất bản những bài thơ ấy, mà tôi thì hầu như không nhớ tới nữa!.

Trước đây, chúng tôi có đọc của một số đặc biệt của Tạp chí "EUROPE" về văn học Việt Nam và được biết rằng Hồ Chủ tịch là người đại diện cho truyền thống của các bậc thâm nho lớp trước trong văn học hiện đại. Khi chúng tôi thưa với Người điều đó, Người cười: Cụ thân sinh ra Người là một nhà nho nghèo, có tình thần yêu nước, một người chú của Người cũng vậy.

Nhưng Người không cho biết rằng chính Người cũng là bậc thâm nho, không những giỏi văn học cổ điển Việt Nam và Trung Quốc mà còn nói giỏi tiếng Nga và một số tiếng Châu Âu, Châu Á. Người rất am hiểu văn học Pháp và thời thanh niên đã từng đọc với tất cả niềm say mê tác phẩm của Vichto Huygô, Dôla, Anatôn Phrăng xơ...

G.Stêcnơ (nhà báo người Đức, tháng 1. 1977)

Những trái tim đồng chí, NXB
Tác phẩm mới, Hà Nội, 1983, trang 79

Hữu Siêu (Nguồn TTO)
Quay lại In bản tin
Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ (21/04)
Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018) (14/05)
Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại (05/09)
Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận (03/09)
Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (25/10)
Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị (15/10)
Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/10)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” (12/10)
Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ (03/10)
Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ (03/10)
Giao lưu các điển hình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (23/09)
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (31/08)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản di chúc lịch sử (31/08)
Thấm nhuần tư tưởng của Người về GD-ĐT (31/08)
Đà Nẵng: Đẩy mạnh thực hiện mô hình làm theo lời Bác (25/06)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (14/04)
Học Bác chúng ta học gì? (14/04)
Tình cảm của Bác Hồ dành cho thanh niên (14/04)
4 nhiệm vụ của ngành Giáo dục hướng tới hiệu quả thiết thực trong thực hiện Cuộc vận động (18/02)
Kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động của trường ĐH Sư phạm Hà Nội (18/02)
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở một trường Dự bị đại học (18/02)
Câu chuyện nhỏ về những việc làm giản dị mà ấm áp lòng người (18/02)
Nội dung "Làm theo" ngày càng được chú trọng và triển khai thiết thực trong toàn ngành (18/02)
Ý nghĩa chính trị sâu sắc từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (18/02)
Đất nước 40 mùa xuân thực hiện di chúc của Bác Hồ (10/02)
Nguyên tắc đạo đức "Nói thì phải làm" của Bác Hồ (10/02)
Lời Bác dặn cho mai sau (05/02)
Sinh nhật thứ 79 của Bác (02/02)
Người cách mạng mẫu mực (02/02)
"Tôi lấy nghề nghiệp ra để đảm bảo..." (*) (02/02)
Phong cách, nhân cách nhà báo Hồ Chí Minh (02/02)
Sáng tháng Năm (02/02)
Đường dẫn đến Tuyên ngôn độc lập (06/01)
Còn dùng được là còn tốt… (28/08)
Đầu tiên và mãi mãi (26/04)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12444538 lần xem

Số người online: 3946

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844