Hôm nay, ngày 28/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật: 31/08/2009 (GMT+7)

Thấm nhuần tư tưởng của Người về GD-ĐT

Đại biểu học sinh Trường trung học Trưng Vương, Hà Nội, chúc mừng sinh nhật Bác Hồ tháng 5 năm 1956 (ảnh tư liệu)
Đại biểu học sinh Trường trung học Trưng Vương, Hà Nội, chúc mừng sinh nhật Bác Hồ tháng 5 năm 1956 (ảnh tư liệu)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT nước nhà. Tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được Người thể hiện rõ trong mọi chính sách, chủ trương về GD.

Ngay khi cách mạng Tháng 8 thắng lợi, Người đã khai sinh cho nền GD mới, tiến bộ; một nền GD dân tộc, nhân dân, khoa học, dân tộc và đại chúng. Và trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn "những ngày trứng nước" của chính quyền mới, bên cạnh hai nhiệm vụ diệt giặc đói và giặc ngoại xâm, Người còn đặt ra nhiệm vụ diệt giặc dốt là một trong ba nhiệm vụ cấp bách nhất của Chính phủ lâm thời bấy giờ với vận mệnh của dân tộc. Ngay tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Chính phủ, ngày 3/9/1945, Người đề nghị "mở chiến dịch để chống nạn mù chữ", và ngày 4/10/1945, Người ra "Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học". Bởi Người "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Phát động phong trào chống nạn mù chữ, Người mong muốn mỗi người dân đều "Biết học, biết viết chữ quốc ngữ" để "Nâng cao dân trí", "Giữ vững nền độc lập" và "Làm cho dân mạnh nước giàu". Nhờ vậy, từ chỗ 95% dân số mù chữ trước Cách mạng Tháng 8, dân tộc ta đã vươn lên trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học, đủ khả năng để bảo vệ và xây dựng đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đặt niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ của dân tộc. Trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (tháng 9/1945): Người dạy: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Đặc biệt trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người đã một lần nữa khẳng định: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”. Đồng thời, Người căn dặn: "Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Những căn dặn đó của Người cũng là những nội dung hoạt động chủ yếu của nhà trường XHCN chúng ta trong quá trình GD-ĐT, dù ở thời kỳ nào, dưới hình thức nào. Thấm nhuần tư tưởng của Người và thực hiện những căn dặn mà Người để lại trong Di chúc, trong suốt 40 năm qua, ngành GD&ĐT nước nhà đã không ngừng phấn đấu vươn lên, đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, nâng cao chất lượng GD – ĐT, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN, bước đầu đưa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và tiến tới “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong đợi của Người.

Có thể nói những căn dặn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân trong Di chúc là kết tinh của toàn bộ tư tưởng của Người. Đối với tư tưởng về GD, sinh thời Người đặc biệt chú trọng đến GD toàn diện với sự cân bằng cả về GD đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới – con người XHCN. Người từng dạy: "Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất". Đồng thời Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ”. Nền GD toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới không nằm ngoài lời dạy của Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với chắt lọc sự tiên tiến của các nền GD trong khu vực và trên thế giới. Tư tưởng GD toàn diện của Người đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ 21, trước mắt là đến năm 2010, trong đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định nòng cốt thực hiện là ngành GD&ĐT.

Trong tư tưởng về phương pháp GD, Người đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học và học tập suốt đời. Người quan niệm: "Về cách học, phải lấy tự học làm cốt". Điều này tương đồng với quan điểm của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”. Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành 5 vấn đề:

1 - Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn.

2 - Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời.

3 - Muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại.

4- Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học.

5- Học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đến đó.

Đây là cống hiến to lớn và quý báu của Người vào lý luận dạy - học của nước ta mà trong suốt bao năm qua ngành GD&ĐT đã triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Ngày nay, xã hội chúng ta là một xã hội học tập, học tập không ngừng. Đảng và Nhà nước đã xác định GD là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai của nước nhà; chỉ có đẩy mạnh GD&ĐT mới có thể đưa đất nước sớm “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi. Riêng đối với ngành GD, không những ngày càng đẩy mạnh đổi mới GD, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm mà việc học đi đôi với hành đã thực sự được chú trọng, qua đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng GD-ĐT nước nhà thời gian qua.

Bên cạnh đề cao việc “tự học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác GD phải nhận thức đúng đắn "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng". Tư tưởng lớn này tạo ra sức mạnh để huy động tất cả mọi lực lượng chính quyền, đoàn thể, gia đình và xã hội tham gia xây dựng sự nghiệp GD, không chỉ bằng mặt vật chất, mà chủ yếu là để xây dựng mặt con người mới cho thế hệ trẻ - những người kế thừa xây dựng XHCN vừa “hồng” vừa “chuyên”. Còn nhớ sinh thời mặc dù bận trăm công ngàn việc, Người vẫn quan tâm theo dõi chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào “dạy tốt, học tốt”, “người tốt, việc tốt”. Tư tưởng “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” của Người đã được Đảng, nhân dân ta và ngành GD&ĐT vận dụng một cách sáng tạo thành phong trào xã hội hoá GD đang phát triển sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi cả nước hiện nay trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa ba lực lượng GD: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

Trên cả nước, mạng lưới cơ sở GD không ngừng được mở rộng; các loại hình GD ra đời đáp ứng như cầu xã hội; các trung tâm học tập cộng đồng, các cơ sở GD thường xuyên ngày càng được mở rộng với sự tham gia của toàn xã hội. Công tác xã hội hoá chưa bao giờ được coi trọng và đẩy mạnh như ngày nay. Để làm được điều đó, chính là nhờ chúng ta đã nhận thức đúng đắn được quan điểm của Người: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Ngày 2/9/1969, Người đi vào thế giới Người Hiền với lời nhắn gửi đến toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong bản Di chúc lịch sử. Bản Di chúc thực sự là kết tinh toàn bộ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ngày nay chúng ta không ngừng học tập, noi theo; trong đó có những quan điểm, những lời căn dặn quý báu của Người về sự nghiệp GD-ĐT nước nhà mà ngành GD-ĐT ngày nay đã và đang thực hiện theo để sớm đưa nền GD nước ta đạt tới sự tiên tiến, toàn diện, có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu" như lời Người đã dặn.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GD&TĐ)
Quay lại In bản tin
Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ (21/04)
Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018) (14/05)
Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại (05/09)
Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận (03/09)
Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (25/10)
Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị (15/10)
Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/10)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” (12/10)
Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ (03/10)
Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ (03/10)
Giao lưu các điển hình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (23/09)
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (31/08)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản di chúc lịch sử (31/08)
Đà Nẵng: Đẩy mạnh thực hiện mô hình làm theo lời Bác (25/06)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (14/04)
Học Bác chúng ta học gì? (14/04)
Tình cảm của Bác Hồ dành cho thanh niên (14/04)
4 nhiệm vụ của ngành Giáo dục hướng tới hiệu quả thiết thực trong thực hiện Cuộc vận động (18/02)
Kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động của trường ĐH Sư phạm Hà Nội (18/02)
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở một trường Dự bị đại học (18/02)
Câu chuyện nhỏ về những việc làm giản dị mà ấm áp lòng người (18/02)
Nội dung "Làm theo" ngày càng được chú trọng và triển khai thiết thực trong toàn ngành (18/02)
Ý nghĩa chính trị sâu sắc từ Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (18/02)
Đất nước 40 mùa xuân thực hiện di chúc của Bác Hồ (10/02)
Nguyên tắc đạo đức "Nói thì phải làm" của Bác Hồ (10/02)
Lời Bác dặn cho mai sau (05/02)
Sinh nhật thứ 79 của Bác (02/02)
Người cách mạng mẫu mực (02/02)
"Tôi lấy nghề nghiệp ra để đảm bảo..." (*) (02/02)
Phong cách, nhân cách nhà báo Hồ Chí Minh (02/02)
Bác Hồ như chúng tôi đã biết (02/02)
Sáng tháng Năm (02/02)
Đường dẫn đến Tuyên ngôn độc lập (06/01)
Còn dùng được là còn tốt… (28/08)
Đầu tiên và mãi mãi (26/04)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12280351 lần xem

Số người online: 7696

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844