Hôm nay, ngày 27/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC BỔNG-NGHỀ NGHIỆP
Cập nhật: 27/08/2008 (GMT+7)

Đâu phải đại học mới kiếm nhiều tiền!

Nghề hàn 6G hiện nay, ra trường lương 10 triệu/tháng mà các doanh nghiệp phải tranh nhau. Nếu có ngoại ngữ, ra nước ngoài làm việc thì lương không dưới 1.200 USD” - Ông Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, khẳng định chắc nịch. Thế nhưng, không mấy cơ sở dạy nghề trong nước đào tạo được những nghề có thu nhập cao như vậy...

10 người học nghề, 8 người có việc

Trong cái xã nghèo thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn thì nhà của cô bé Hoàng Thị Phiến là nghèo nhất. 8 miệng ăn nhưng chỉ có một lao động chính là mẹ, bố mất năm Phiến mới lên 3. Vì vậy nên việc ăn, việc học với Phiến càng khó khăn hơn. Hết cấp 3, Phiến rời xa vùng quê quen thuộc để lên Hà nội với mong ước có 1 cuộc sống tốt hơn. Theo học nghề bánh mỳ, bánh ngọt Âu – Á, sau 3 tháng thực tập tại khách sạn Hilton, Phiến đã được đề nghị về làm việc tại đây, một công việc mơ ước của bao người. “Thế nhưng em vẫn còn nhiều cơ hội và dự định khác”- Phiến cho biết.

Quyết định theo học trung cấp nghề sửa chữa vô tuyến của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình 1 (Phủ Lý – Hà nam) của Tuấn, một thanh niên Hà nội, khiến nhiều bạn bè ngạc nhiên. Bởi với học lực khá như cậu, không học đại học thì cũng cao đẳng chứ ai lại đi học nghề. Nhưng đến nay, ai cũng phải công nhận, Tuấn đã lựa chọn đúng. Tuấn đang là chủ một trung tâm bảo hành hàng điện tử của Nhật với thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Kỹ năng thực hành của Tuấn nổi tiếng đến mức, giảng viên của một trường Đại học đã nhờ Tuấn hướng dẫn cho những học sinh của mình để đi dự Hội thi tay nghề Asean.

Ông Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) cho biết, theo thống kê, 80% học sinh học nghề ra trường có việc làm ngay. “20% còn lại không phải là không có việc làm, mà do họ cảm thấy muốn có một công việc tốt hơn”, ông Lân nói.

Còn Ông Nguyễn Thế Bảo, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt - Mỹ cho biết: với ưu thế về ngoại ngữ (học sinh ra trường, tiếng Anh phải đạt 400 điểm Toiec trở lên), 100% học sinh của trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp…

Nhiều tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển dụng lao động cao nhưng đang … bó tay vì không kiếm đâu ra người. Gần đây, tập đoàn Hồng Hải đã phải tài trợ cho Đại học công nghiệp Hà nội 5 triệu USD với hy vọng vài năm nữa, tuyển được lao động có nghề. Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước như Vinashin, Vinatex .. đều đang rất khát lao động có nghề.

Ông Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cũng khẳng định: các doanh nghiệp phải giành giật nhau để có được lao động ưng ý, “câu chuyện việc làm giờ chỉ còn là vấn đề của … đại học” mà thôi. “Cố thi vào đại học, nhưng học lực trung bình thì ra trường còn khó xin việc hơn học trung cấp hoặc cao đẳng nghề, ở nhiều nước đều thế chứ không riêng gì Việt Nam”.

Học nghề, xu hướng mang tầm... thế giới.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hằng đã có lần nói vui rằng: “báo chí, làng xã… chỉ ca ngợi nhà nào có 2, 3 con đi học đại học, chứ chả ai ca ngợi nhà có 2, 3 con đi làm công nhân cả, thế thì ai mặn mà đi học nghề”…

Theo thống kê tại Diễn đàn dạy nghề của Liên minh Châu Âu (EU) thì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS), chỉ có 44% học sinh học tiếp lên Trung học phổ thông (THPT), còn 56% học sinh các đi học nghề. Một số nước khác thuộc EU như Cộng hoà Séc, Phần Lan…, tỷ lệ học sinh đi học nghề sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở lên tới 80%...

Thế nhưng ở Việt Nam, học nghề chưa bao giờ là lựa chọn hàng đầu đối với phần lớn phụ huynh và học sinh tốt nghiệp THCS hay THPT.

Ông Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội thành phố Hồ Chí Minh lý giải: Đây là tồn tại trong tâm lý xã hội nhiều năm, cái tâm lý chuộng khoa cử, bằng cấp, địa vị xã hội còn đang quá phổ biến.

Các tiết học hướng nghiệp chỉ được làm qua loa, chiếu lệ ở các trường trung học, phổ thông. “Có lẽ vì vậy, mà ít học sinh hiểu rằng: với một nền kinh tế mở như hiện nay, học nghề rất dễ xin vịêc”.

Hệ thống đào tạo nghề trong nước còn yếu.

Tâm lý “bằng mọi giá phải học đại học” còn bắt nguồn từ sự yếu kém của công tác dạy nghề.

Chất lượng đào tạo không cao, làm việc tại các khu công nghiệp, hay các doanh nghiệp nhỏ với mức lương chỉ 1 – 2 triệu/tháng khiến nhiều người không tin tưởng vào tương lai của học nghề. “Chị cứ nhìn xung quanh mà xem, mọi người mặc đẹp, ngồi máy lạnh, ăn cơm văn phòng, uống café, đi mua sắm… đều là do có bằng đại học, được đi làm ở chỗ này chỗ kia mới thế, chứ học nghề thì lương được bao nhiêu?”, Trang, người đã từng 2 lần trượt đại học cho biết. Năm nay, Trang lại tiếp tục đăng ký thi vào ngành kinh tế, nhưng ở 1 trường dân lập, có tỷ lệ “chọi” thấp hơn.

Trong khi đó, dù gia đình có truyền thống làm trong ngành ngoại giao, nhưng Linh (Nghĩa Tân – Hà nội) đang học tiếng Anh để chuẩn bị đi học nghề ở nước ngoài, chứ không thi đại học ở trong nước. “Con bé này chỉ học bình thường, thi tốt nghiệp còn chật vật nữa là.... Mà ra nước ngoài, thấy học nghề dễ kiếm việc lắm, nhất là những nghề mới”, bà nội Linh, người đang sống cùng em cho biết. Theo bà, học nghề trong nước, quanh đi quẩn lại chỉ có mấy nghề kế toán, nấu ăn, may mặc... chất lượng đào tạo không cao, còn các nghề cơ khí, kỹ thuật ... lại “chẳng hợp với cháu nhà tôi”...

Phải nói thêm rằng, với 1 số nghề đào tạo ở Việt Nam hiện nay, thu nhập 10 triệu/tháng đối với học sinh học nghề vừa ra trường không phải quá khó. “Nghề hàn 6G hiện nay, ra trường lương 10 triệu/tháng mà các doanh nghiệp phải tranh nhau. Nếu có ngoại ngữ và ra nước ngoài làm vịêc thì lương không dưới 1200 USD”, ông Dương Đức Lân cho biết.

Thế nhưng, mấy nghề được như thế? Ngay cả với Hàn 6G, hiện nay cũng chỉ có 3 cơ sở trong nước đủ trang thiết bị và trình độ để đào tạo. Các trường quanh đi quẩn lại chủ yếu là đào tạo kế toán, ngoại ngữ, tin học... trong khi đó, với những nghiệp vụ này, các doanh nghiệp thường đòi hỏi ở trình độ cao hơn... Với các nghề kỹ thuật, thu nhập tương đối khá nhưng các trường nghề lại không biết cách quảng bá để thu hút học sinh...

Việc làm không thiếu, mà cái thiếu hiện nay là “thiếu đào tạo nghề có chất lượng”, ông Lân nói.

Theo huongnghiep.vn
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đoạt 49 huy chương tại kì thi Olympic 30/4 (12/04)
Sôi nổi ngày hội khoa học công nghệ của học sinh, sinh viên BKDN Techshow năm học 2023 - 2024 (27/12)
Em Nguyễn Trần Thái Khang lớp 11A2 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đạt giải Nhất tại Festival khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho học sinh và sinh viên Đà Nẵng 2023 (19/12)
Đại học Đà Nẵng tham gia trực tiếp tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh đại học tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (21/06)
Trường ĐH FPT công bố chương trình học bổng đặc biệt năm 2024 (23/04)
Tuyển sinh đại học 2024: Nhiều ngành mới hấp dẫn đáp ứng nhu cầu nhân lực (01/04)
Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (07/02)
Giao lưu người và nghề “Lựa chọn nghề phù hợp với bản thân như thế nào ?" (20/07)
Hội nghị khoa học và Triển lãm sản phẩm công nghệ của học sinh, sinh viên năm học 2022 – 2023 (19/12)
Một ngày làm sinh viên FPT (07/03)
Buổi tư vấn thi tốt nghiệp THPT, hướng nghiệp và tuyển sinh đại học 2022 (29/04)
Cuộc thi U-Invent 5: Sáng tạo khoa học công nghệ vì một thành phố lành mạnh (23/10)
Những thế mạnh không nơi nào có - điểm đến hấp dẫn thu hút Fintech (12/04)
Cuộc thi tranh biện đang tìm kiếm tài năng (22/10)
Trường đại học đầu tiên ở miền Trung có ngành Công nghệ nano (22/07)
Nhiều ngành mới thích ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (23/04)
Khởi động dự án xây dựng năng lực giáo dục và nguồn nhân lực STEM (23/04)
Các vườn ươm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp (23/04)
Ngày hội “Trải nghiệm VKU 2022” (20/03)
Du học Thụy Sỹ: Học viện Les Roches - Tấm vé để trở thành công dân toàn cầu (16/03)
Chương trình học bổng cho toàn ngành học của trường Đại Học Thammasat, Thái Lan (09/02)
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên dự kiến tổ chức vào tháng 3/2022 (09/02)
Đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ nhà trường (09/02)
GIAO LƯU 2 BẠN SINH VIÊN TRÚNG TUYỂN NUS NGÀNH ARTS AND SOCIAL SCIENCES & COMPUTER ENGINEERING (11/12)
HƯỚNG DẪN ĐIỀN ĐƠN ONLINE DỰ TUYỂN NUS 2022 DÀNH RIÊNG HS 12 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN - ĐÀ NẴNG (11/12)
9/10: Live chat “Hỏi đáp kinh nghiệm học hành tại NUS, làm việc ở Singapore (03/10)
VKU trao nhiều học bổng lớn cho học sinh xuất sắc (04/09)
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng 0,5 điểm (28/08)
Ngày Hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2021 (28/04)
UEH ra mắt 4 chương trình đào tạo song ngành tích hợp (26/04)
Chọn ngành nghề là đầu tư cho tương lai (26/04)
Nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Giải bài toán thiếu hụt thế nào? (19/04)
Đón đầu chuyển đổi số, Đại học Đà Nẵng mở thêm ngành mới (17/04)
Hiệu quả từ học bổng hỗ trợ giáo dục và phát triển kỹ năng (17/04)
Tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (07/01)
American Study - Chương trình thi thử miễn phí chứng chỉ quốc tế IELTS/ TOEFL/ SAT/ ACT (03/12)
Ngành logistics – Triển vọng nghề nghiệp mới cho giới trẻ hiện nay (28/08)
Các trường đại học hỗ trợ khởi nghiệp (03/08)
Cơ hội THI THỬ online miễn phí kiểm tra trình độ các chứng chỉ tiếng Anh IELTS, SAT, TOEFL tiêu chuẩn quốc tế (11/04)
Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (08/03)
Trung tâm Du Học Canada CEI đến thăm và trao tặng học bổng cho học sinh (20/12)
Sự khác nhau giữa các ngành đào tạo: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và Công nghệ thông tin (17/07)
Học khởi nghiệp từ trường phổ thông (05/06)
Học bổng của Khoa Nghệ thuật, Đại học Adelaide (Úc) (22/05)
Học bổng Lãnh đạo Nhật Bản IATSS Forum 2019 (22/05)
So sánh sự khác nhau giữa Cao đẳng và Đại học ở Canada (22/05)
Tham dự hội thảo dành cho các đơn vị tuyển sinh của Đại học Công nghệ Sydney, Úc (22/05)
Hỗ trợ thông tin về khởi nghiệp cho học sinh THPT (22/05)
Kỳ thi Olympic đi du học Nga môn Toán năm 2018 (08/03)
Toạ đàm “Định hướng tương lai” (19/12)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12454111 lần xem

Số người online: 779

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844