Hôm nay, ngày 2/5/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TIN TỨC CHUNG
Cập nhật: 02/02/2009 (GMT+7)

Thắp sáng ngọn lửa “đổi mới” trong trái tim người thầy

Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm tới, đổi mới phương pháp dạy học sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng chất lượng giáo dục. Tuy nhiên nhiều cơ sở giáo dục hiện nay mới chỉ thực hiện đổi mới phương pháp một cách đối phó, hình thức, một số nơi hiểu sai lệch về đổi mới phương pháp dạy học. Đây thực sự đang là vấn đề cần phải bàn lại về cách chỉ đạo, quản lý, thực hiện, trong đó vai trò của người thầy vô cùng quan trọng.


Những người nhen lên ngọn lửa

Một cô giáo dạy Văn ở Trường THPT Kiến An - Hải Phòng cho biết: Không có ai chỉ đạo hay bắt buộc, tôi tự nghĩ ra cách để học trò thích thú với môn học. Mỗi tháng, tôi giao cho các nhóm học sinh (HS) chuẩn bị 1- 2 chuyên đề, các em phải tự tìm tư liệu, tự xây dựng nội dung và trình bày. Và chính các em làm tôi ngạc nhiên vì không ngờ có những chuyên đề được làm công phu, sinh động đến thế. Một phụ huynh là giảng viên trường cao đẳng đã nói với tôi: "Cháu mượn cả giáo trình của mẹ để tham khảo, rồi lên mạng suốt để tìm tài liệu, trao đổi với bạn bè trong nhóm có khi suốt đêm...". Điều thành công là tôi đã khiến các em hứng thú với môn văn - một môn học đang ít dần người yêu thích.

Cô giáo Dương Thu Trang, giáo viên (GV) Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6 - TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Tôi biết môn Văn là môn học bây giờ có ít học sinh thích vì các em bị suy nghĩ thực dụng ảnh hưởng, chỉ học những môn có định hướng thi vào đại học, cao đẳng. Vì thế tôi nói với các em "tất cả các môn học đều nhằm vào mục đích đào tạo con người. Mà ở mỗi con người đáng quý là tâm hồn, là đời sống nội tâm. Học Văn sẽ giúp tâm hồn các em giàu có hơn, hơn thế khi đi giao dịch, khi gặp những tình huống khác nhau trong cuộc sống kiến thức văn học có thể giúp các em viết một văn bản đầy đủ, chính xác, ứng xử thông minh...".

Cách "mở bài" của cô giáo Trang đã khiến nhiều HS nghĩ lại về động cơ học tập. Và cũng với mục đích đã chia sẻ với các em, những trang giáo án của cô Trang không chỉ thuần tuý là kiến thức bó buộc trong chương trình mà là giáo án để dạy tình yêu thương. Cô Trang nói: "Nếu dạy hết chương trình, tôi chỉ cần hai tháng, nhưng để dạy học sinh biết cảm thụ, biết yêu thương tôi mới cần đến thời gian của cả một năm học".

Nhiều câu chuyện cảm động trong đời sống đã được đưa vào bài giảng để so sánh liên hệ, làm sinh động hơn những tác phẩm văn học, những đề văn, những bài tập mở đã khơi gợi những xúc cảm trong trẻo trong mỗi HS. Nhiều HS của cô giáo Trang không ngần ngại cho biết "Cô Trang là thần tượng của chúng em. Cô khiến chúng em thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, và chúng em muốn sống tốt hơn".

Đổi mới phương pháp dạy học, quả nhiên không có nghĩa là phải dùng thiết bị trình chiếu hiện đại, không nhất thiết sử dụng công nghệ thông tin một cách cứng nhắc, hình thức. Có nhiều cách để dạy học tốt, tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện và đối tượng.

GS Trần Hồng Quân khi nói đến đổi mới phương pháp và vai trò của người thầy trong dạy học đã nhận xét: Ngày nay nhiều GV dạy học cứ phải cố bám vào sách giáo khoa (SGK) một cách máy móc khiến HS thấy nặng nề, chán học. Tôi nhớ người thầy dạy tôi hồi cấp 1 (tiểu học) - Thầy giáo Lê Minh Tố - không hề có SGK in sẵn mà tự biên soạn giáo án. Những bài soạn của thầy chúng tôi mang "photo" lại bằng cách phết hồ lên giấy để "in lại" tham khảo. Thiếu thốn là thế nhưng chúng tôi có thể nhớ được rất nhanh và ghi nhớ đến tận bây giờ những gì thầy dạy, từ kiến thức lịch sử đến địa lý, ngữ pháp tiếng Việt... Thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ người thầy đầu tiên ấy nhưng trải qua một thời gian rất dài làm thầy giáo và làm quản lý GD, tôi mới thấm thía rằng người thầy biết dạy học sinh bằng cả tấm lòng mới có thể lôi cuốn được học trò. Thầy tôi là một người như thế.

Tôi bắt đầu thích môn Vật lý từ một thầy giáo dạy tôi hồi cấp 2 (THCS). Lớp học khi đó ở trong rừng U Minh thiếu thốn đủ thứ, đến nước sinh hoạt cũng đỏ quạch như nước chè, chúng tôi không có bàn ghế học, phải để vở lên gối để ghi. Trong điều kiện như thế không thể có những thiết bị thực hành đầy đủ như bây giờ để thực hiện những bài thí nghiệm. Thế nhưng thầy tôi đã biết cách để thực hiện những bài học thực hành đơn giản, dễ hiểu bằng sự sáng tạo vô cùng.

Thí dụ khi dạy về khái niệm oxy- hydrô, thầy hướng dẫn chúng tôi dùng bột pin đèn (chất dioxit măng-gan) đun nóng giải toả oxy để giảng giải về tính chất của oxy.

Hay khi giảng về hiện tượng lý học và hoá học, thầy mang một mảnh nồi bằng đất, cho cục chì vào nung, khi chì chảy ra ở nhiệt độ cao, thầy giải thích “đó là hiện tượng lý học". Tiếp tục nung chì cho đến khi trên bề mặt xuất hiện một lớp bột vàng thầy lấy lớp bột ra và giải thích "Đây là oxit chì- sự biến đổi từ dạng vật chất này, sang dạng vật chất khác được gọi là hiện tượng biến đổi hoá học". Rất nhiều bài học khác được thầy dạy với những "thiết bị dạy học" vận dụng từ cuộc sống chung quanh như thế. Thầy tôi - thầy Khổng Toán vốn chỉ là một kiến trúc sư, không hề được đào tạo để làm thầy, nhưng thầy lại là một người thầy thực sự vì biết dạy học bằng cả tấm lòng.

GS Quân kể về kỷ niệm một chuyến đi thị sát bất ngờ ở Bắc Ninh khi ông còn làm Bộ trưởng. Ông xin dự giờ của hai thầy cô giáo chỉ với tư cách là đồng nghiệp "đến học tập kinh nghiệm". Tiết học của một thầy giáo dạy Lý nhàm chán, trong khi giờ học về "con lắc" có thể tận dụng rất nhiều vật dụng chung quanh để thực hiện bài "thí nghiệm" sinh động cho HS. Ngược lại giờ dạy Văn của một cô giáo khác cực kỳ sinh động. GS Quân khẳng định "Người thầy quyết định chất lượng một giờ dạy hay hoặc dở".

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng từng đi dự giờ dạy của các thầy cô giáo phổ thông không báo trước và cũng đã đánh giá cao năng lực, trách nhiệm của một số thầy cô giáo. Điều này chứng tỏ, đổi mới phương pháp không phải là việc khó làm, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Chỉ có điều làm sao gom lại được những ngọn lửa nhỏ để thắp lên ngọn lửa lớn?

Để người thầy muốn đổi mới không bị cô đơn

Không ít GV đã bày tỏ về cảm giác cô đơn trên bước đường tìm tòi, đổi mới, sáng tạo vì HS. Cô giáo Dương Thu Trang, người hăm hở với sự nghiệp dạy học, cũng kể "có lúc thấy cô đơn". Vì sao lại như vậy?

Không được sự chia sẻ, ủng hộ của lãnh đạo, của đồng nghiệp, không được tạo điều kiện, càng không được công nhận... Đó là tình trạng đã xảy ra với một số thầy cô giáo muốn "đổi mới". Chưa kể có rất nhiều quy định cứng nhắc mà các nhà quản lý giáo dục (GD) đã không thể linh hoạt xử lý khiến giáo viên luôn có cảm giác bị ức chế, căng thẳng là sợ "đi chệch sự chỉ đạo". Sự cứng nhắc của hiệu trưởng dẫn đến sự cứng nhắc trong việc "điều khiển giờ dạy" của giáo viên.

Cô giáo Nguyễn Thị Thiên Nga, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, quận 3, TP Hồ Chí Minh phát biểu: Chúng ta đều hiểu khi đổi mới bất kỳ việc gì cũng vấp phải khó khăn. HS có em theo kịp, có em không theo kịp cách chủ động tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV là đương nhiên, GV phải biết chấp nhận và có điều chỉnh kịp thời. Nhưng khi đó, GV lại vấp phải tâm lý đánh giá của đồng nghiệp dự giờ. Thí dụ lớp ồn ào quá, GV dạy không đúng phân phối chương trình, cháy giáo án... và sau đó sẽ bị ban giám hiệu đánh giá. Chúng ta đang quá chú ý đến nguyên tắc đánh giá mà ít chú ý đến tâm lý và hứng thú học tập của HS".

Nếu được giãi bày tâm sự, chắc chắn sẽ có rất nhiều thầy cô giáo cũng nói đến những khó khăn tương tự - điều này là cản trở khiến cho tinh thần "đổi mới" bị lụi tàn, chỉ còn lại những việc làm "đổi mới" mang tính đối phó, hình thức. Từ thực tế này, một điều có thể nhìn thấy là người có thể gom lại nhiều ngọn lửa nhỏ không ai khác là các nhà quản lý GD, là các hiệu trưởng nhà trường phổ thông. Khuyến khích, tạo điều kiện và nhân rộng các phương pháp dạy học phù hợp là việc mà các nhà quản lý GD cần làm.

Nhiều GV khi đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã cho rằng Người thầy có thể sáng tạo và thực hiện việc đổi mới cách dạy học, là người trực tiếp mang lại hứng thú, niềm yêu thích môn học đến cho HS, nhưng nhân tố quyết định đổi mới lại không nằm trong tay các thầy cô giáo mà ở những nhà quản lý GD.

Ngành giáo dục và đào tạo đang cần một sự định hướng chỉ đạo về đổi mới phương pháp chứ không phải đề ra những hình thức, cách làm cụ thể, áp đặt. Nói cách khác là cần bàn bạc về một cách tốt nhất để gom lại những “ngọn lửa đổi mới" ở nơi này, nơi khác vẫn đang lặng lẽ thắp sáng ngọn lửa từ trái tim của các thầy giáo, cô giáo nhưng chưa được đánh giá đúng mức, phát huy đúng mức.

Hữu Siêu (Theo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Đoàn công tác đã có buổi thăm, làm việc với Hội đồng sư phạm Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn (25/03)
Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 10 ngày (27/12)
Khơi dậy nhiệt huyết, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (28/07)
25 cá nhân được nhận giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” năm học 2022-2023 (17/11)
Thi tốt nghiệp THPT 4 môn để giảm áp lực và tốn kém cho xã hội (06/12)
Hội nghị Ban đại diện Cha mẹ học sinh các lớp năm học 2023 – 2024 (03/10)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tuyên dương khen thưởng năm học 2022 - 2023 (28/05)
Công bố dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT (20/01)
'Điểm mặt' 6 hạn chế trong thực tiễn phát triển đội ngũ nhà giáo (20/01)
Xây dựng Luật Nhà giáo phù hợp với đòi hỏi phát triển sự nghiệp giáo dục (20/01)
Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 12 ngày (28/12)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Càng những nơi khó khăn, càng phải đầu tư cho giáo dục (19/11)
Thư của Chủ tịch nước gửi ngành giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (19/11)
Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (19/11)
Hướng dẫn 6 nhiệm vụ với giáo dục trung học năm học 2022-2023 (05/09)
Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023 (05/09)
Bộ GD&ĐT điều chỉnh một số nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (04/08)
Lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT ở chương trình giáo dục phổ thông mới (13/07)
Khai mạc Trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên lần VI – 2022 tại VKU (23/06)
Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7 và lớp 10 (19/06)
Chọn môn tự chọn lớp 10 (20/05)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đạt 02 giải Đặc biệt tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố 2021 (07/12)
Khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 (04/09)
Thư của ​Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp khai giảng năm học mới (04/09)
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Mục tiêu, lý tưởng và lẽ sống của chúng ta (01/09)
Năm học 2021-2022: Ứng phó với dịch Covid-19, kiên trì mục tiêu chất lượng (28/08)
Miễn 100% học phí năm học 2021-2022 do ảnh hưởng Covid-19 (14/08)
Đà Nẵng khai giảng và dạy học trực tuyến từ 5-9 (14/08)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: 63 tỉnh, thành phố đều tổ chức thi tốt nghiệp THPT vào ngày 7-8-7 (01/07)
Bảo đảm an toàn phòng, chống Covid-19 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (01/07)
Phát huy vai trò khoa học công nghệ tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (19/05)
Học tập và làm theo Bác là nhu cầu tự thân của mỗi người (19/05)
Linh động tổ chức kiểm tra học kỳ, kết thúc năm học đúng tiến độ (06/05)
Thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống Covid-19 trong các cơ sở giáo dục (06/05)
Học sinh trung học kiểm tra cuối kỳ 2 từ ngày 10-5 (06/05)
Tăng cường phòng, chống Covid-19 trong trường học (29/04)
Giáo viên chủ động lựa chọn hình thức dạy học phù hợp (26/04)
Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên, liên tục (26/04)
Ban hành quy định về dạy học trực tuyến (17/04)
Bảo đảm an ninh, an toàn trước cổng trường học (17/04)
Chỉ thị mới về Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021 (17/04)
Nhiều chính sách giáo dục mới, quan trọng có hiệu lực từ tháng 11 (10/11)
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2020-2021 (08/09)
Lễ khai giảng và năm học mới sẽ bắt đầu bằng hình thức trực tuyến (28/08)
Đà Nẵng hỗ trợ học phí 4 tháng cho học sinh do ảnh hưởng COVID-19 (25/08)
Thi tốt nghiệp THPT đợt 2: Dự kiến ghép 27 địa phương thành 12 hội đồng thi (22/08)
Công khai các khoản thu năm học 2020-2021 (22/08)
Dự kiến 3 hình thức dạy học trực tuyến từ năm học 2020-2021 (22/08)
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục được nghỉ hè tối đa 8 tuần (03/08)
Quy định mức thu học phí, học phí học lại tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (03/08)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12481764 lần xem

Số người online: 4046

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844