Hôm nay, ngày 2/5/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TUYỂN SINH - THI CỬ
Cập nhật: 16/03/2009 (GMT+7)

Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2009 tại Đà Nẵng

Toàn cảnh chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2009 tại TP Đà Nẵng - Ảnh: Đăng Nam
Toàn cảnh chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2009 tại TP Đà Nẵng - Ảnh: Đăng Nam
Từ 14g hôm nay 15-3 tại Đà Nẵng, chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Bộ GD-ĐT và sở GD-ĐT hai địa phương này đã diễn ra. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh 9 Trung tâm truyền hình VN tại Đà Nẵng (DVTV) và trên sóng Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Đắc Lắc (DTR).

Chương trình được tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (154 Lê Lợi). Tham dự chương trình có TS Huỳnh Văn Hoa - giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, TS Vũ Đình Chuẩn - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, nhà báo Dương Thành Truyền - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.

Ngoài ra, đến với buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp hôm nay, có đại diện trường CĐ, trung cấp nghề trên địa bàn TP Đà Nẵng sẽ tham gia giải đáp các vấn đề học sinh quan tâm đến bậc học này gồm CĐ Đông Á (Đà Nẵng), CĐ Nội vụ Hà Nội (cơ sở tại Đà Nẵng), Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy 3 Vinashin…

Thành phần ban tư vấn tại TP Đà Nẵng gồm: TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc, PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa - trưởng ban ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS-TS Nguyễn Hoàng - trưởng ban đào tạo ĐH Huế, PGS,TS Nguyễn Trường Sơn - phó trưởng ban đào tạo ĐH Đà Nẵng,

PGS-TS Đỗ Đức Viêm - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ThS Nguyễn Văn Dũng - trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp - giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, ThS Nguyễn Văn Đương - phó trưởng phòng quản lý đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ThS Võ Thanh Hải - phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng.

Mở đầu buổi ông Đỗ Thanh Duy - chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2009 cơ bản như năm 2008. Mẫu hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) năm 2009 do Bộ GD-ĐT ban hành, giữ bản quyền và các sở GD-ĐT tổ chức in ấn, phát hành. Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở phải phát hành rộng rãi hồ sơ ĐKDT trước ngày 10-3.

TS nộp hồ sơ tại đâu sẽ nhận giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc phiếu báo điểm), giấy báo trúng tuyển tại đó hoặc theo địa chỉ đã ghi trong phong bì nộp kèm với hồ sơ ĐKDT (tùy theo quy định của từng sở GD-ĐT).

Theo lịch thi của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tuyển sinh 2009 sẽ có hai đợt thi ĐH và một đợt thi CĐ bao gồm:

+ Đợt 1: Ngày 4 và 5-7-2009 thi ĐH khối A và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn toán, lý, thi tiếp năng khiếu vẽ đến ngày 7-7-2009.

+ Đợt 2: Ngày 9 và 10-7-2009 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi văn theo đề thi khối C; khối M thi văn, toán theo đề thi khối D; khối T thi sinh, toán theo đề thi khối B; khối R thi văn, sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến 13-7-2009.

+ Đợt 3: Đối với hệ CĐ: các trường CĐ tổ chức thi sẽ thi trong ngày 15 và 16-7-2009 (trừ các môn năng khiếu kéo dài đến 22-7-2009).

Bộ GD-ĐT quy định thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 như sau: học sinh đang học lớp 12 THPT, bổ túc THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại trường đó, không nộp tại các điểm thu nhận hồ sơ của sở GD-ĐT, trong thời gian từ ngày 10-3 đến hết 10-4. Trong thời gian trên, thí sinh chưa kịp nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại trường mà mình ĐKDT, từ ngày 11 đến 17-4.

Thí sinh tự do, thí sinh vãng lai nộp hồ sơ ĐKDT tại các điểm thu nhận hồ sơ do sở GD-ĐT của từng địa phương quy định, từ ngày 10-3 đến 10-4. Sau thời hạn trên, thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường mình ĐKDT đến hết ngày 17-4 như đối với học sinh đang học lớp 12.

Về đề thi năm nay, Bộ GD-ĐT ra đề thi chung cho các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi. Các môn ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật), vật lý, hóa học và sinh học đề thi theo phương pháp trắc nghiệm; các môn còn lại đề thi theo phương pháp tự luận. Các trường tự ra đề thi các môn năng khiếu.

Nội dung đề thi bám sát chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, không quá khó, quá phức tạp, không đánh đố, phù hợp với thời gian làm bài, có khả năng phân loại thí sinh.

Cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 đối với các môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn gồm hai phần: phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; thí sinh nào làm cả hai phần riêng thì bài làm bị coi là phạm quy, cả hai phần riêng đều không được chấm. Chỉ chấm điểm phần chung.

Riêng đối với các môn ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật): đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

Còn đối với đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi rất khác với tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo đó, đề thi tốt nghiệp THPT dành cho các đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, gồm: thí sinh học ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn, ban Cơ bản, thí sinh học trường THPT kỹ thuật và thí sinh tự do. Đề thi được ra theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn gồm hai phần: phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình: chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (chuẩn hoặc nâng cao); riêng thí sinh tự do được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài. Đối với tất cả thí sinh, nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.

Đối với các môn ngoại ngữ (gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật): đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

Đề thi dành cho thí sinh học theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT: được ra theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.

Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2009

Tiếp đến, TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc - cho biết kỳ ti tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay có 7 điểm mới. Theo đó, ề đối tượng dự thi, điều 5 của quy chế quy định rõ hơn với nội dung: đối tượng dự thi là người đã “tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và tương đương”.

Đặc biệt, điều 33 của quy chế tuyển sinh về khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số và các trường dành chỉ tiêu để đào tạo theo địa chỉ, các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương được sửa đổi theo hướng giảm mức điểm ưu tiên chênh lệch giữa các đối tượng, khu vực ưu tiên so với qui định trước đây. Theo đó, mức điểm ưu tiên giữa các đối tượng chỉ được chênh lệch không quá 1,5 điểm, giữa các khu vực không quá 1 điểm.

Chỉ tiêu hệ đào tạo theo địa chỉ phải xét tuyển theo kết quả kỳ thi chung. Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, công bố công khai mức thu học phí hàng tháng (hoặc năm học hoặc cả khóa học) đối với khóa tuyển sinh năm 2009 trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2009”. Thông tin về loại hình trường cũng được làm rõ trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2009”.

Về đề thi, điều 2 của quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau: Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, tổ chức môn thi văn hóa và môn năng khiếu, các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, các môn thi năng khiếu thi theo đề thi riêng của trường. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi các môn năng khiếu.

Đồng thời, quy chế cũng qui định rõ: các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng theo quy định: điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn nguyện vọng trước, bảo đảm tỉ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng; không hạ điểm trúng tuyển. Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét, quyết định.

Về phía thí sinh, quy chế bổ sung thêm hình thức xử lý kỷ luật ở mức tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.

Băn khoăn chọn ngành

* Bạn Phan Thủy Tiên, học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự (huyện Ea Kar, Đắc Lắc) hỏi: Bộ GD-ĐT quy định học chương trình chuẩn và nâng cao Anh văn. Khi thi tốt nghiệp THPT lại thi chung, vậy phân ra hai chương trình như vậy để làm gì?

- Ông Đỗ Thanh Duy (chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) chia sẻ: “Do thi tốt nghiệp THPT chỉ đánh giá các kiến thức các em đã học để cấp bằng tốt nghiệp. Còn thi tuyển sinh ĐH, CĐ mang tính chọn lọc cao hơn để chọn ra những em có năng lực và khả năng vào các ngành đào tạo. Mặt khác, đối tượng thi ĐH, CĐ cũng nhiều do kỳ thi không hạn chế về tuổi (trừ ngành năng khiếu và các trường quân đội, công an) nên đề thi có hai phần đề cho các em dễ dàng lựa chọn phù hợp với mình. Vì vậy mà đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ khác với đề thi tốt nghiệp THPT”.

* Bạn Lê Thanh Hiền, học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng, hỏi: Trường hợp nào được bảo lưu kết quả thi?

- PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa (trưởng ban ĐH và sau ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM): Thí sinh thuộc diện sau đây được bảo lưu: bị ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên; bị thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên; thí sinh đã dự thi và trúng tuyển vào các trường nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung.

Theo quy định, sinh viên được bảo lưu kết quả trong thời gian một năm và trình bày cụ thể hoàn cảnh của mình trong đơn rồi nộp tại phòng đào tạo trường; sinh viên chỉ được bảo lưu sau khi có sự chấp thuận và quyết định cho phép bảo lưu. Như vậy, việc bảo lưu kết quả học tập được áp dụng cho cả năm học chứ không áp dụng cho từng học kỳ. Do đó, nếu muốn bảo lưu thì bạn phải học hết năm học.

* Em học chương trình cũ thì khi đi thi có bắt buộc theo chương trình nào không? Có thể sử dụng kiến thức cũ đó, nhất là các môn tự luận để làm bài không?

- TS Nguyễn Đức Nghĩa (phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc): Nếu tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể chọn lựa bất cứ phần nào. Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ, kiến thức cũng không có nhiều thay đổi so với chương trình hiện tại.

* Bạn Anh Khoa, học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng, hỏi: Ngành sư phạm toán của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) có tỉ lệ “chọi” như thế nào? Sau khi tốt nghiệp có thể làm gì? Ngành sư phạm lịch sử của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) có xét NV2 không?

- PGS-TS Nguyễn Trường Sơn (phó ban đào tạo ĐH Đà Nẵng): Ngành này có tỉ lệ “chọi” là 1/7,7. Tuy nhiên, thí sinh không nên chú trọng vào tỉ lệ “chọi” bởi có những trường như ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có tỉ lệ “chọi” rất thấp nhưng điểm chuẩn rất cao. Ngành sư phạm có mục tiêu đào tạo giáo viên cho các trường THPT.

Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) có đào tạo cử nhân ngoài sư phạm và cử nhân sư phạm. Hầu hết các ngành sư phạm của trường không xét tuyển NV2, kể cả Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng và Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) cũng không tuyển NV2.

* Trường ĐH Ngoại thương có hệ ngoài ngân sách nhưng em không hiểu như thế nào?

- TS Nguyễn Đức Nghĩa (phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc): Đây là hệ đào tạo không sử dụng ngân sách của nhà nước. Sinh viên theo học ngành này vẫn theo học chương trình bình thường và nhận bằng như sinh viên học hệ ngân sách.

* Em có thể học một trường ĐH ở Đà Nẵng và học từ xa một trường ĐH ở TP.HCM không?

- PGS-TS Nguyễn Trường Sơn (phó ban đào tạo ĐH Đà Nẵng): Em có thể học từ xa từ trường nào em muốn.

* Ngành cơ điện tử của ĐH Đà Nẵng học gì, ra trường làm ở đâu? Ở Đà Nẵng có cơ hội công việc thế nào?

- PGS-TS Nguyễn Trường Sơn (phó ban đào tạo ĐH Đà Nẵng): Ngành cơ điện tử học chương trình giao thoa giữa cơ khí và điện tử, đây là một trong những ngành thế mạnh của Đà Nẵng. Ra trường, kỹ sư ngành này có thể làm việc tại cá nhà mày liên quan. Tại Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung, ngành này hiện có rất nhiều cơ hội tốt để phát triển.

* Em muốn làm một doanh nhân thì sau khi học Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì có thể trở thành doanh nhân không?

- ThS Nguyễn Văn Đương (phó trưởng phòng quản lý đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM): Câu hỏi này tôi cũng từng nghe rất nhiều trong các buổi tư vấn tuyển sinh từ nhiều năm nay. Tuy nhiên để trở thành doanh nhân, còn có nhiều yếu tố khác như bản lĩnh cá nhân…

* Em có nguyện vọng thi vào ngành kiến trúc của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) nhưng là nữ thì có bất lợi gi không? Sau khi vào trường có thể học chuyên một môn nào đó như nội, ngoại thất không?

- PGS-TS Nguyễn Trường Sơn (phó ban đào tạo ĐH Đà Nẵng): Ngành kiến trúc của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) tuyển theo khối V, trong đó nội, ngoại thất… là những môn học nhỏ của ngành này. Hằng năm ngành này có tỉ lệ “chọi” và điểm chuẩn rất cao. Với tốc độ xây dựng hiện nay, gần như 100% sinh viên của trường có việc làm ngay sau khi ra trường. Ngành này không phân biệt nam, nữ.

* Em đang phân vân không biết trong bốn, năm năm nữa những ngành nào dễ kiếm việc làm?

- PGS-TS Nguyễn Khang (phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT): Trước tiên, đễ dễ tìm việc, các bạn phải lựa chọn trường cho mình. Hằng năm chỉ có 30% trúng tuyển, vậy 70% còn lại làm gì? Đây là câu hỏi lớn. Bên cạnh các trường ĐH, CĐ thì chúng ta còn các trường TCCN. Các trường TCCN đang đào tạo 300 ngành nghề khác nhau, sau khi ra trường dễ tìm được việc làm và học tiếp liên thông lên CĐ, ĐH.

Hiện nay, những nhóm ngành đang hút lao động như cơ khí (gồm cả cơ khí động lực, đóng tàu); ngành xây dựng, giao thông vận tải; ngành y tế (cả ba cấp học ĐH-CĐ-TCCN ngành điều dưỡng hiện đang có nhu cầu rất cao vì xuất khẩu nhân lực này ra nước ngoài); ngành kinh tế, kế toán; ngành sư phạm mầm non, du lịch; ngành công nghệ thông tin...

* Bạn Đoàn Khắc Lâm, học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự (huyện Ea Kar, Đắc Lắc), đã nhận được tràng vỗ tay của hội trường khi hỏi: Em muốn thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng đang phân vân khi nhà em có hai sào cà phê, ba sào lúa thì có đủ tiền để học ĐH không? Trường lấy một điểm chuẩn duy nhất phải không? Vậy phân ngành như thế nào?

- ThS Trần Thế Hoàng (trưởng phòng quản lý đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM): Tỉ lệ trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2008 của Đắc Lắc là 29%, đứng thứ ba số lượng sau TP.HCM và Đồng Nai. ĐH Kinh tế TP.HCM là trường ĐH công lập nên học phí rất rẻ! Trường có nhiều học bổng trong và ngoài nước của nhiều doanh nghiệp cho sinh viên…

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển sinh theo một điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành từ năm 2004 đến nay. Sau khi học xong giai đoạn giáo dục đại cương gồm ba học kỳ sẽ phân bổ sinh viên vào các chuyên ngành theo nguyện vọng, năng lực của sinh viên và chỉ tiêu đào tạo từng chuyên ngành của trường.

Như vậy, qua ba học kỳ đại cương thì sinh viên có đủ thời gian, đủ tỉnh táo để xác định lại ngành mình mong muốn. Trước khi chọn ngành trường sẽ tư vấn ngành nghề để sinh viên biết rõ thế mạnh của mình để chọn ngành cho phù hợp. Khi chọn ngành sinh viên có đến ba nguyện vọng. Thông thường trên 95% sinh viên thỏa mãn nguyện vọng đăng ký. Trường hợp không thỏa mãn trường sẽ bố trí sinh viên theo nguyện vọng đăng ký lần 2 của sinh viên.

* Em muốn học ngành liên qua đến chế biến, bảo quản cà phê thì học ngành nào, trường nào?

- PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng (phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM): Trồng cà phê, thu hoạch chế biến, các bạn có thể học ngành nông học, cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm... Tất nhiên, các bạn không chỉ được đào tạo về trồng cà phê mà còn học rất nhiều thứ. Các ngành này có đào tạo ở ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Tây Nguyên…

* Em có giải ba quốc gia năm ngoái, vậy năm nay thi em có được ưu tiên gì không?

- TS Nguyễn Đức Nghĩa (phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc): Nếu em đạt giải năm lớp 11 thì em được bảo lưu để ưu tiên sử dụng xét tuyển thẳng trong năm nay. Nếu năm ngoái em đã là học sinh lớp 12 thì kết quả đó năm nay không được sử dụng nữa.

* Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng có bao nhiêu điểm nhận hồ sơ cho thí sinh tự do?

- TS Huỳnh Văn Hoa (giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng): TP Đà Nẵng có 35 điểm nhận hồ sơ ĐKDT tại các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên. Riêng các thí sinh tự do có thể nộp ở sở GD-ĐT tại số 76 Nguyễn Chí Thanh.

* Thi ngành tiếng Nhật có cần biết tiếng Nhật trước không? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

- PGS-TS Nguyễn Trường Sơn (phó ban đào tạo ĐH Đà Nẵng): Thí sinh có hai lựa chọn: thi bằng khối D1 (tiếng Anh) hoặc D4 (tiếng Nhật). Cử nhân tốt nghiệp ngành tiếng Nhật có thể làm việc tại các cơ quan, xí nhiệp, đơn vị xuất nhập khẩu… có sử dụng tiếng Nhật.

* Học sư phạm toán có bị phân công vùng sâu, vùng xa công tác không?

- PGS-TS Nguyễn Trường Sơn (phó ban đào tạo ĐH Đà Nẵng): Sinh viên ngành sư phạm được nhà nước tài trợ học bổng, học phí nên tốt nghiệp phải làm việc trong ngành sư phạm. Là thanh niên, các bạn có thể phát huy phương châm: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” (cả hội trường vỗ tay).

* Em dự định thi vào ĐH Sài Gòn nhưng không biết trường có tuyển sinh thí sinh ở xa không? Học phí của trường bao nhiêu?

- TS Lê Anh Duy (phó hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn): Trường ĐH Sài Gòn là trường ĐH công lập trực thuộc TP.HCM, là trường đa ngành. Khối sư phạm của trường chỉ tuyển có hộ khẩu ở TP.HCM, còn hệ ngoài sư phạm tuyển sinh toàn quốc. Học phí như những trường công lập khác là 1,8 triệu đồng/năm. Trường có quan hệ với các doanh nghiệp ở TP.HCM, vì vậy sẽ tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, tìm việc làm.

* Ngành môi trường có làm việc gì liên quan đến việc bảo tồn động - thực vật không?

- PGS-TS Nguyễn Trường Sơn (phó ban đào tạo ĐH Đà Nẵng): Nếu muốn làm việc liên quan đến việc bảo tồn động - thực vật, bạn có thể thi vào các ngành sinh học thay vì các ngành môi trường.

* Một bạn nữ đặt câu hỏi thú vị: Em muốn làm giám sát công trường, như vậy có phù hợp không?

- PGS-TS Đỗ Đức Viêm (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng): Làm công việc giám sát là một trong những mục tiêu đào tạo của ngành xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, không phải cứ học xong ngành này có thể đi làm giám sát mà còn tùy thuộc vào sự phân công công việc của các đơn vị cơ quan khi em làm việc. Làm giám sát không có nghĩa suốt ngày có mặt ở công trường nên có thể phù hợp với nữ. Ngành xây dựng công trình mới có vẻ gây khó khăn cho lao động nữ mà thôi.

* Em muốn học ngành liên quan đến hệ thống nhúng thì học ở đâu vì em không thấy trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009?

- PGS-TS Nguyễn Trường Sơn (phó ban đào tạo ĐH Đà Nẵng): ĐH Đà Nẵng không có đào tạo ngành này. Tuy nhiên trong sự hợp tác giữa Bộ GD-ĐT với một trường ĐH Mỹ có đào tạo ngành này.

* Em thi hai khối, như vậy có phải em có sáu nguyện vọng không?

- TS Nguyễn Đức Nghĩa (phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thành viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ toàn quốc): Trong một đợt thi thí sinh chỉ có một nguyện vọng (NV). NV2 và NV3 phải đảm bảo những điều kiện “không mong muốn” như: không trúng tuyển NV1, có điểm thi từ điểm sàn của Bộ GD-ĐT, không có môn nào bị điểm 0 (đương nhiên điểm thi phải thỏa với điểm xét tuyển NV2 và NV3 của các trường).

Hữu Siêu (Nguồn TTO)
Quay lại In bản tin
Tuyển sinh Đại học 2023 – hơn 3,2 triệu nguyện vọng (31/07)
Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia 2023 (14/10)
1.287 thí sinh dự thi vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (08/03)
Trường THPT chuyên Đà Nẵng dành 20 suất cho học sinh Quảng Nam (11/04)
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024 diễn ra ngày 5 và 6-1-2024 (08/11)
Điều chỉnh điểm ưu tiên giữa các nhóm thí sinh trong xét tuyển đại học 2023 (20/02)
Các mốc thời gian quan trọng tiếp theo trong xét tuyển đại học 2022 (27/08)
Những mốc thời gian thí sinh cần chú ý khi xét tuyển đại học năm 2022 (27/07)
Cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 nhanh và chính xác nhất (22/07)
Công bố danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi tốt nghiệp THPT (19/06)
Thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2022 từ ngày 4-5 (23/04)
Công bố mức điểm thí sinh được tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic năm 2022 (01/04)
11.344 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023 (01/04)
Vòng Chung kết Quốc gia Cuộc thi vô địch Tin học văn phòng Thế Giới - Viettel (Moswc) 2021 (07/10)
Tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 bảo đảm an toàn, trung thực, khách quan (03/06)
Đà Nẵng ban hành kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (03/06)
Thí sinh đăng ký 3,8 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2021 (19/05)
Những máy tính bỏ túi nào được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT? (19/05)
Chưa tiến hành kiểm tra học kỳ 2 cho học sinh toàn thành phố (07/05)
Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (29/04)
Để Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đạt chất lượng cao (29/04)
13 trường hợp sẽ được miễn thi ngoại ngữ kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021 (26/04)
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phương thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển (19/04)
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Tăng tốc bù đắp, củng cố kiến thức (19/04)
Giúp học sinh ôn tập tốt môn Ngữ văn (17/04)
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2021 (06/04)
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT (03/04)
Học sinh Đà Nẵng đoạt 2 giải tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (03/04)
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra từ ngày 3 đến 5-6 (03/04)
Hơn 4.500 học sinh lớp 9 và 12 tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố (03/03)
300 chỉ tiêu vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (21/02)
Xét tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2021: Đại học Đà Nẵng không thay đổi phương thức xét tuyển (29/01)
Vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh đại học 2021 (08/01)
Hàng loạt điểm mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh THCS và THPT (17/09)
Thay đổi lịch, địa điểm xét nghiệm Covid-19 đối với giáo viên, thí sinh (28/08)
Đại học Đà Nẵng tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học bạ vào Trường Đại học Bách khoa (26/08)
Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 phục vụ Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 (đợt 2) (26/08)
Lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020 (25/08)
Đại học Đà Nẵng công bố điểm trúng tuyển vào đại học chính quy theo hình thức xét học bạ đợt 1 (22/08)
Bộ GD-ĐT đề xuất tổ chức hai đợt thi tốt nghiệp THPT (03/08)
Dự phòng các phương án đảm bảo an toàn thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (09/06)
Chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (09/06)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đặt mục tiêu chính là xét tốt nghiệp (09/06)
Nhiều điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2020 (08/05)
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng: Tư vấn trực tuyến Tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 (06/05)
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn công tác tuyển sinh ĐH-CĐ (05/05)
Những điểm cơ bản của dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 (05/05)
Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2020 (06/04)
Kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2020 vẫn được đảm bảo (28/03)
Học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức trên sóng truyền hình (13/03)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12507564 lần xem

Số người online: 7453

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844