Hôm nay, ngày 20/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU
Cập nhật: 01/09/2010 (GMT+7)

Toàn văn bài phát biểu của GS Ngô Bảo Châu

Tối 29 - 8, GS Ngô Bảo Châu đã có bài phát biểu tại buổi Lễ chào mừng anh nhận giải Fields tại TT Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của GS Ngô Bảo Châu.

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng!

Kính thưa Chủ tịch Hội đồng Học hàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân!

Kính thưa các vị khách quốc tế. Kính thưa các thầy các cô giáo, các đồng nghiệp, các bạn sinh viên, học sinh thân mến.

Trước hết, tôi xin bày tỏ tấm lòng cảm kích của tôi đối với nhà nước, chính phủ đã tổ chức buổi lễ mừng công hôm nay với một tấm lòng trân trọng và chân thành.

Tôi thực sự cảm động khi nhận thấy niềm vui, niềm tự hào về giải thưởng Fields đã được chia sẻ với đồng bào cả nước, bắt gặp sự hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn học sinh, sinh viên trong buổi lễ hôm nay làm niềm hân hoan, tự hào của cá nhân tôi nhân lên nhiều lần.

Lần đầu tiên, giải thưởng Fields, giải thưởng quan trọng nhất của toán học đã được cho một nhà toán học xuất thân từ một nước đang phát triển. Sự kiện này có thể tạo tiền đề cho sự thay đổi lớn về chất nền toán học Việt Nam nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung.

Đó là điều mà cá nhân tôi và rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý khoa học tâm huyết đang rất hy vọng. Nhưng trước khi nói về tương lai, tôi nghĩ, chúng ta nên điểm lại quá khứ để tìm hiểu cái gì là nguyên nhân, những nhân tố tích cực nào đã đưa đến thành công ngày hôm nay.

Tôi xin tâm sự một vài điều. Tôi sinh ra trong kháng chiến chống Mỹ và lớn lên trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn của thời kỳ hậu chiến. Tuy không ai thích thú những chuyện ôn nghèo, kể khổ, ta vẫn không thể không nhớ rằng những yếu tố đã tạo thành con người của chúng ta, cả về thể xác lẫn tinh thần.

Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng bố mẹ đã phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi tôi khôn lớn. Gần 20 năm trở lại đây, tôi sinh sống ở nước ngoài, rất lâu ở Pháp và gần đây ở Mỹ, tiếp xúc với cuộc sống của người nước ngoài, tôi hiểu ra một điều rằng: tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa của tôi có thể thiệt thòi hơn về cái ăn, cái chơi nhưng về học tập thì chưa chắc.

Sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số 1 của bố mẹ. Có lẽ, vì bố mẹ là những nhà khoa học nên niềm đam mê khoa học, giá trị tuyệt đối của trí thức đã ngấm vào máu tôi từ lúc nào mà tôi không biết!

Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất nhưng tình yêu trí thức, yêu khoa học trong suy nghĩ chủ quan của tôi vẫn là sự hiếm hoi.

Điều kiện thuận lợi đặc biệt nữa cần kể đến là tuổi học trò của tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng. Tôi hiểu cộng đồng Toán học theo nghĩa rộng.

Từ thầy Tôn Thân - giáo viên chuyên toán trường Trưng Vương đến thầy cô khối chuyên toán A0 trường ĐH Tổng hợp Hà Nội cho đến nhiều nhà khoa học trẻ thời đó đã dạy tôi với tất cả tâm huyết của mình, hoàn toàn vô tư trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn lúc đấy. Tôi không thể kể tên được hết các anh, nhưng xin lấy một ví dụ, như thầy Phạm Hùng khối chuyên Toán. Tôi đến học thầy trong căn phòng 8 m2, lúc nào cũng nghi ngút khói thuốc bắc vì thầy hay đau ốm, nhưng thù lao thầy nhận từ bố mẹ tôi đôi khi là cân đường, đôi khi là một vỉ thuốc bổ.

Trong cộng đồng toán học Việt Nam, việc người đi trước nắm tay người đi sau là một điều hết sức tự nhiên. Gần đây do được cọ xát với một số ngành khoa học khác tôi mới hiểu ra rằng, tinh thần yêu thương đoàn kết trong cộng đồng toán học Việt Nam là cái rất hiếm hoi và đáng quý.

Khoa học của nước chúng ta nói chung và toán học nói riêng chưa có một sự xuất sắc trên thế giới nhưng nếu không có sự đoàn kết, tình yêu thương lẫn nhau cùng tinh thần nghiêm khắc không bao che những yếu kém về học thuật thì toán học Việt Nam cũng như các ngành khoa học khác không theo kịp bất kỳ một cơ hội nào để tiến bộ.

Cái may mắn tiếp theo là việc được Chính phủ Pháp cấp học bổng để sang Pháp học đại học. Là một sinh viên người nước ngoài nhưng trong suốt quá trình học tập ở Pháp, chưa một lần nào tôi cảm thấy mình được kém ưu tiên so với sinh viên Pháp.

Ngược lại, chính giáo sư trưởng khoa toán trường ĐH Sư phạm Paris nơi tôi học đã khuyên tôi nên làm việc với giáo sư Laumon, lúc đó là một nhà toán học Pháp xuất sắc nhất. Ông Laumon là người đã giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành nhà Toán học chuyên nghiệp.

Ông là một người thầy tuyệt vời. Trong số 6 -7 học trò của ông thì tính đến nay có 2 được giải thưởng Fields. Và gần đây nhất, cô học trò trẻ nhất của ông đã được phong giáo sư trường Harvard, khi chưa đầy 30 tuổi. Trưởng thành trong nhóm khoa học của ông Laumon và một vài đồng nghiệp do ông lãnh đạo không chỉ có tôi và anh Lafforgue, người đoạt giải thường Fielsl 2002, mà còn rất nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc khác.

Ôn lại thời gian này, tôi hiểu sự quan trọng của nguồn sức mạnh của nhóm nghiên cứu khoa học, kết hợp những nhà khoa học có tên tuổi, có kinh nghiệm, có hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau và những sinh viên, nghiên cứu sinh tràn trề đam mê khoa học.

Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân tôi nhưng cũng mang lại vinh dự xứng đáng cho cho cộng đồng khoa học Pháp cũng như cộng đồng khoa học Việt Nam.

Mấy năm nay tôi có may mắn hiếm hoi được làm việc tại viện nghiên cứu cơ bản cao cấp ở Princeton. Viện được thành lập từ những năm 30, là nơi Albert Einstein đã làm việc hơn 40 năm. Ngoài một số nhỏ giáo sư cơ hữu mà hầu hết là những nhà toán học, vật lý hàng đầu thế giới, viện thường xuyên đón các nhà khoa học trẻ làm việc trong thời gian 1 đến 2 năm.

Ngoài nguồn hỗ trợ tài chính lớn từ chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức tư nhân, cách tổ chức công việc hiệu quả của viện Princeton là cái đáng để học tập. Sau 50 năm, một khoảng thời gian không lớn so với lịch sử nghiên cứu khoa học, viện đã trở thành lá cờ đầu của Toán học, Vật lý lý thuyết và đóng vai trò rất lớn trong sự hình thành lịch sử toán học Mỹ, và vào thời điểm hiện tại, đóng vai trò số 1 không phải bàn cãi.

Nếu không có thời gian làm việc ở Princeton, rất có thể, bổ đề cơ bản chưa được hoàn thành ở thời điểm này. Ngoài ra, với sự tiếp xúc với những thiên tài như Gerard Laumon, tôi đã định hình rõ ràng chương trình nghiên cứu tiếp theo của mình sau khi bổ đề cơ bản đã được hoàn thành.

Từ trải nghiệm làm việc ở Pháp cũng như ở Mỹ tôi hiểu ra rằng môi trường học tập lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của những nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật được luôn xếp ở vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng trong các nhà khoa học không phân biệt già trẻ cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng tôi xin nhắc đến một người, là nhà khoa học, người bạn lớn của Việt Nam. Đó là ông Henry Rogermortier. Khi còn là sinh viên, Henry đã tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên Pháp phản đối chính sách thực dân ở Đông Dương. Sau này, ông đã qua Việt Nam nhiều lần và trở thành người bạn thân thiết của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là người sáng lập Ủy ban Khoa học kỹ thuật hợp tác Việt - Pháp. Tôi có may mắn sống trong nhà ông nhiều năm, học được rất nhiều từ con người của ông. Ông không bao giờ nói dài như tôi đang làm. Nhưng qua việc làm của ông, tôi hiểu rằng, nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ đơn thuần là chuyên môn mà còn bao gồm việc đem đến cho những người trẻ tuổi, không kể xuất xứ, không nhất thiết phải là người thân, cái cơ hội để tiềm năng của họ được phát triển, trong khoa học, và rộng hơn là trong cuộc sống.

Đấy là điều mà tôi mốn nói với cá nhà khoa học Việt Nam, những nhà quản lý và tất cả những người làm cha làm mẹ.

Hiện trạng khoa học và giáo dục của chúng ta chưa được như chúng ta mong đợi nhưng kiến thức của mỗi người và sự cố gắng của Nhà nước, Chính phủ qua những quyết sách đúng đắn dũng cảm chính là tiền đề cho sự chuyển biến theo một chiều hướng tích cực.

Cuối cùng, tôi xin chúc các bạn trẻ luôn giữ được niềm tin, niềm say mê để đi tiếp con đường mình đã chọn!

Xin cảm ơn quý vị!

Hữu Siêu (Nguồn Báo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đoạt giải Nhì Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia năm 2024 (30/03)
Nguyễn Thanh Phương lớp 11A3 giành vòng nguyệt quế, vào tranh tài Quý II Đường lên đỉnh Olympia 24 (05/02)
Học sinh Nguyễn Trần Thái Khang đạt giải Ba cấp Quốc gia cuộc thi Trí tuệ nhân tạo – Vietnam AI Contest 2023 (25/01)
Cựu học sinh Lê Quý Đôn vô địch Cuộc thi lập trình quốc tế ICPC Vietnam 2023 (08/07)
Thủ khoa khối B ước mơ làm bác sĩ để giúp đỡ bệnh nhân (20/07)
Học sinh Lê Ngọc Bảo Anh lớp 12A5 đoạt Huy chương Đồng kỳ thi Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 (30/05)
Cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng giành Cup VNOI lần đầu tiên (12/01)
Vô địch LQDOJ CUP 2022 thuộc về học sinh Lê Ngọc Bảo Anh lớp 12A5 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (12/01)
Hai nam sinh Đà Nẵng giành giải Nhất tin học trẻ toàn quốc (27/08)
Chân dung các thủ khoa tại Đà Nẵng (27/07)
Sinh viên 5 tốt mê nghiên cứu khoa học (26/04)
Thủ khoa khối B toàn quốc với 3 điểm 10 tuyệt đối (17/09)
Viết luận “tôi là một phi công”, Nguyễn Lê Minh Khuê nhận học bổng 5,6 tỉ đồng (23/04)
Nữ sinh điểm 10 môn tiếng Anh tự “săn” được học bổng du học Mỹ (17/07)
Thủ khoa "kép" Nguyễn Phú Nghĩa: Tự học và học nhóm là bí quyết để thành công (17/07)
Top 10 bạn trẻ Việt được "trải thảm" vào ĐH danh giá nhất nước Mỹ 2017 (28/02)
Trái ngọt trên hành trình chinh phục tiếng Anh (11/12)
Từ câu chuyện của bạn (05/10)
Lưu Trương Vĩnh Trân giành Vòng nguyệt quế trong cuộc thi Tuần đầu tiên của Olympia năm thứ 17 (31/08)
Đỗ Kiều Thanh Hiền nhận học bổng toàn phần tổng trị giá 3,2 triệu yên Nhật (22/08)
Khen thưởng 14 học sinh đỗ thủ khoa năm học 2015 - 2016 (17/03)
Chàng trai nghèo trường chuyên Lê Quý Đôn nhận học bổng 350 triệu đồng (17/03)
Máy in chữ nổi cho người khiếm thị (17/03)
Em Lê Thị Nguyệt Hằng vinh dự phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước TP.Đà Nẵng lần thứ IV-2015 (15/10)
Cô học trò đam mê Sinh học (10/08)
Lê Thị Nguyệt Hằng đoạt Huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế IBO 2015 (20/07)
Em Lê Thị Nguyệt Hằng dự thi Olympic Sinh học quốc tế 2015 (04/05)
Em Lê Thị Nguyệt Hằng đoạt huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế thứ 25 (IBO 2014) (13/07)
Em Vương Nguyễn Thùy Dương đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán học quốc tế (IMO) năm 2014 tại Nam Phi (13/07)
02 học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 tại Đà Nẵng (17/06)
Hai học sinh Đà Nẵng dự thi Olympic quốc tế 2014 (16/04)
Trần Thị Thảo Tiên lớp 12A1 thủ khoa khối A1 Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (28/07)
Trần Nhật Hoàng thủ khoa Khối A Đại học Bách khoa Đà Nẵng (28/07)
Lương Thùy Vy thủ khoa Đại học Luật TP Hồ Chí Minh 2013 (26/07)
Lương Thùy Vy - Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 - Hành trang vào đời chính là kiến thức... (21/06)
Nguyễn Thị Thanh Thúy vô địch Rung chuông vàng 2012 (01/02)
Tăng Chánh Tín - Cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - nhận danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” (10/01)
Nguyễn Hữu Thành nhận giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2012 (12/11)
Gặp cậu học trò xuất sắc lọt tốp 4 dự thi Tin học quốc tế (29/09)
Yêu môn Sử, cô thủ khoa muốn chuyển ngành (16/08)
Gặp cậu học trò nghèo đỗ thủ khoa ĐH Kinh tế Quốc dân (16/08)
4 nữ thủ khoa học cùng một lớp (16/08)
Nữ sinh trường làng đỗ thủ khoa ĐH GTVT (16/08)
Cậu học trò huyện miền núi đỗ thủ khoa “kép” (16/08)
Thủ khoa ĐH Y dược Huế “ẵm” luôn á khoa ĐH Y dược TPHCM (16/08)
Thủ khoa ĐH Mỹ thuật Công nghiệp từng… trượt ĐH (16/08)
Cô thủ khoa khối D ĐH Huế nói về …K-pop (16/08)
Hai thủ khoa tiêu biểu (09/08)
2 chàng thủ khoa xứ Quảng (06/08)
Trần Tấn Hoàng Bảo đoạt Huy chương Bạc Vật lý châu Á lần thứ XIII (APhO 13) (07/05)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12404415 lần xem

Số người online: 1901

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844