Hôm nay, ngày 29/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Cập nhật: 29/03/2022 (GMT+7)

Ngày lịch sử trọng đại

Mở toang “cánh cửa thép” là cách nói đầy hình ảnh mà các nhà lịch sử quân sự dùng để vinh danh những chiến thắng mang tính quyết định, trực tiếp tạo đà cho thắng lợi cuối cùng của một cuộc chiến tranh.

Đà Nẵng là căn cứ liên hợp quân sự lớn thứ hai của đối phương ở miền Nam, vì thế khi lá cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng tung bay trên nóc Tòa Thị chính Đà Nẵng vào trưa ngày 29-3-1975, xem như cách mạng miền Nam đã mở toang được một “cánh cửa thép” rất quan trọng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - đúng như tinh thần bức điện mà Tổng Bí thư Lê Duẩn gửi cho Trung ương Cục miền Nam vào chiều ngày 29-3-1971 khi nhận được tin giải phóng Đà Nẵng: “Tình hình biến chuyển mau lẹ. Cuộc cách mạng miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt... Trên thực tế, có thể coi chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu từ đây”(1), và cũng có thể nói xem như cách mạng miền Nam đã chạm được một tay vào niềm vui thống nhất Tổ quốc, đã tiến đến rất gần thắng lợi mà ngay buổi tối ngày 29 tháng 3 năm ấy, truyền thông phương Tây sớm dự báo: “Việc Đà Nẵng thất thủ, kể từ đây sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn chỉ tính bằng ngày và giờ”(2).

Đó là một dự báo chính xác, bởi chỉ một tháng sau, khi “cánh cửa thép” Xuân Lộc tiếp tục được mở toang, khi lá cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30-4-1975, khi một người Đà Nẵng là Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 Quân Giải phóng tự tay thảo lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện để buộc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa - đại tướng Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn; rồi cũng chính Trung tá Bùi Văn Tùng thảo và thay mặt đơn vị chiếm Dinh Độc Lập đích thân đọc lời tiếp nhận sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh trên sóng phát thanh, Đà Nẵng đã cùng với cả nước bước vào một thời kỳ lịch sử mới - thời kỳ thống nhất đất nước sau hai mươi năm chia cắt qua giới tuyến sông Bến Hải và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Cũng xin nói thêm, niềm vui của người Đà Nẵng trong ngày 29-3-1975 sẽ trọn vẹn hơn nếu như vào thời điểm lịch sử ấy, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cũng được giải phóng như các quận huyện trên đất liền sau hơn một năm bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép cho đến tận hôm nay.

Rõ ràng với người Đà Nẵng, ngày 29-3-1975 là một ngày lịch sử trọng đại, góp phần làm nên ngày lịch sử trọng đại 30-4-1975 của cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà người Đà Nẵng đã đặt tên 29 tháng 3 cho một công viên - Công viên 29 tháng 3, một rạp chiếu phim - Rạp 29-3, một cơ sở sản xuất công nghiệp - Tổ hợp Dệt 29-3 tiền thân của Công ty CP Dệt may 29-3, và một đường phố - Đường 29-3.

Đến nay Đà Nẵng chỉ có bốn đường phố mang tên ngày tháng là Đường 2 tháng 9 đặt vào năm 1995, Đường 3 tháng 2 đặt vào năm 2003, Đường 30 tháng 4 đặt vào năm 2006 đều trên địa bàn quận Hải Châu, và Đường 29 tháng 3 đặt vào năm 2018 trên địa bàn quận Cẩm Lệ, nhằm vinh danh những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, quê hương. Và mặc dầu không nêu rõ ngày nhưng Đường Cách mạng Tháng Tám đặt vào năm 1998 trên địa bàn quận Cẩm Lệ cũng liên quan đến một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, gợi nhớ tới sự kiện ngày 26 tháng 8 năm 1945, lần đầu tiên trên nóc Tòa Đốc lý Đà Nẵng, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió lộng sông Hàn.

* * *

Như nói trên, ngày 29-3-1975 trở thành một dấu mốc quan trọng của Đà Nẵng trên hành trình phát triển, và sau ngày 30-4-1975 Đà Nẵng đã cùng với cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn hai thập niên đầu sau giải phóng, Đà Nẵng tuy là thủ phủ/tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và dẫu được nâng hạng thành đô thị loại II nhưng vẫn là một đơn vị hành chính cấp huyện, lại do xuất phát từ mặt bằng kinh tế - xã hội của một đô thị chủ yếu phục vụ chiến tranh trước năm 1975, có thể nói Đà Nẵng rất nhọc nhằn trong phát triển.

Chính vì vậy, Đà Nẵng chỉ thực sự khởi sắc được thoát khỏi “chiếc áo chật” ấy, khi cùng với huyện nông thôn Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa được tách từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị loại I, được tạo tiền đề phấn đấu với tư cách là “một trong những trọng điểm phát triển của đất nước” như khẳng định của Bộ Chính trị (khóa IX) trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16-10-2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hơn thế nữa được tạo tiền đề phấn đấu với tư cách là “thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á” như khẳng định của Bộ Chính trị (khóa XII) trong Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

* * *

Có một tấm bia đá dựng ở đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi trên địa bàn phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu để tưởng niệm Liệt sĩ Nguyễn Văn Dự - người chiến sĩ cách mạng cuối cùng hy sinh trong chiến dịch giải phóng Đà Nẵng vào sáng ngày 29-3-1975 khi đang làm nhiệm vụ chốt giữ khu vực đầu cầu này. Tấm bia nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn bởi đây là việc làm không chỉ thể hiện đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà còn nhắc nhở người Đà Nẵng rằng để có được cuộc sống an bình hạnh phúc suốt mấy chục năm nay là nhờ sự hy sinh của những người “quyết tâm đem xương máu của mình đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào”, những người “quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào”, những người “quyết hy sinh gia đình và tài sản của họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào”, những người “quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống”, như Bác Hồ kính yêu từng vinh danh trong lời kêu gọi ngày 27-7-1948.

BÙI VĂN TIẾNG

(1) Dẫn theo Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đảng toàn tập (tập 36: năm 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2004.

(2) Dẫn theo Quảng Nam - Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng (1945 - 1975), Nxb. Đà Nẵng, Tập 2, trang 298.

Nguồn Báo Đà Nẵng
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn phối hợp với nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình “Đưa nghệ thuật tuồng vào học đường” (25/01)
Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) (02/01)
Ngoại khóa chuyên đề phòng chống HIV/AIDS năm 2023 (20/12)
Học sinh Đà Nẵng trải nghiệm hành trình “Em yêu biển đảo quê hương” (25/07)
Ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” (24/08)
Những kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới (05/09)
Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 (10/10)
Học sinh Đà Nẵng háo hức tham gia cuộc thi “Trường học không ma túy” (07/12)
Giải mã sức hút của “Tiếng nói Xanh” - Sân chơi dành cho học sinh THPT với giải thưởng kỷ lục (10/07)
Tổ chức Tuyên truyền, ký cam kết thực hiện ATGT và phòng chống các tệ nạn xã hội trong môi trường học đường cho học sinh nhà trường (28/10)
Trao thưởng cuộc thi sáng tác phim ngắn về phòng, chống tệ nạn ma túy trong học đường (06/12)
Mô hình tâm lý học đường của học sinh trường chuyên (13/01)
Hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2022 (30/05)
Chuyến từ thiện đến mái ấm tình thương (23/06)
Diễn đàn Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường" (19/09)
Ngoại khoá tuyên truyền an toàn giao thông (26/09)
Kỷ niệm 92 năm thành lập ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10)
Ngoại khóa tuyên truyền với chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (29/10)
Tuyên truyền về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 (29/10)
Buổi đối thoại với Hiệu trưởng nhà trường (07/11)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy (03/10)
Đội Công tác xã hội sinh hoạt buổi đầu tiền đời thứ 27 (23/07)
Hoạ vào nắng – Điều kỳ diệu được vẽ nên từ màu sắc (29/08)
Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (01/12)
Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh, thiếu niên trên không gian mạng (22/07)
Bài học chủ quyền biển đảo từ trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên VKU – 2022 (29/06)
Chương trình giao lưu của VTV7 “Cùng VTV7 tiến về phía trước (20/05)
Đối thoại giữa Đoàn viên, thanh niên với Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (23/04)
Triển lãm ảnh lưu động “Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu” (23/04)
Buổi gặp mặt “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” và trao quà của quỹ “Ngày Vàng Tình Bạn” (08/02)
Thư chúc tết Nhâm Dần 2022 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (31/01)
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021): Nhớ người anh hùng đất Quảng (22/12)
Bạo lực và hành vi bạo lực học đường (07/10)
Bạo lực ngôn ngữ - Con dao vô hình ! (07/10)
“Mái trường tích cực – Nói không bạo lực” năm 2021 (07/10)
Mùa tựu trường khó quên (14/09)
Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (28/04)
Tọa đàm “Hướng dẫn kĩ năng sử dụng internet an toàn, đúng quy định" (26/04)
Người thầy 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện (26/04)
Đưa nghệ thuật tuồng vào trường học (19/04)
Sống đúng đam mê (19/04)
Thư chúc mừng năm mới Tân Sửu 2021 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng (11/02)
Ngày hội “Tri ân: Người ươm mầm tri thức" (19/11)
Giới hạn của tính hiếu kỳ (03/08)
Lễ Tri Ân và Trưởng Thành khóa K34 (17/07)
Trao tặng 06 máy khử khuẩn tay tự động, 02 máy đo thân nhiệt và dung dịch sát khuẩn cho trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (04/05)
Cảm nhận về sách (27/04)
Cảm nhận về sách ‘’Mắt biếc‘’ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (27/04)
Ngoại khóa chủ đề "Thanh niên với sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (11/01)
Lễ kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (11/01)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12286753 lần xem

Số người online: 6077

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844