Hôm nay, ngày 19/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > HỌC BỔNG-NGHỀ NGHIỆP
Cập nhật: 25/08/2008 (GMT+7)

Ba cách “kiếm tiền” đi học MBA

Nếu xem 2 năm du học nơi xứ người là một sự đầu tư lớn cho tương lai thì việc chuẩn bị nguồn tiền đi học là bài toán bạn phải tìm ra đáp số.


Vấn đề tài chính không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tiền của gia đình bạn, cũng không nên trông chờ tất cả từ học bổng (đa phần học bổng sau đại học chỉ cung cấp khoảng 50 - 80% học phí), và càng không thể phó mặc vào các khoản vay ở ngân hàng.

Lên kế hoạch tài chính và tìm “nguồn” trước khi du học là một công việc khó khăn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp kết hợp để tạo nguồn tiền đi học.

1. Học bổng: Được xem là nguồn quan trọng và giá trị nhất trong những con đường kiếm tiền du học của bạn.

Thông thường, Chính phủ các nước và bản thân các trường ĐH phân bổ ngân sách nhiều hơn đối với các chương trình sau ĐH nhiều hơn so với bậc đại học. Theo thông tin từ www.topgraduate.com, học bổng được chia thành 3 nguồn chính: học bổng chính phủ, học bổng từ trường ĐH và học bổng từ chương trình của những tổ chức phi chính phủ.

Ở Việt Nam, chúng ta thường tiếp cận những học bổng nổi tiếng như Fulbright (Mỹ), 322, Chevening (Anh), Adsaids, Endearvour (Úc)… Nhưng như lời nhận xét của chị Lâm Viên, một tân sinh viên của chương trình Fulbright thì: “Học bổng kiểu này cạnh tranh khá lớn và yêu cầu rất khắt khe. Số người đạt được học bổng này mỗi đợt tuyển chọn chỉ đếm trên đầu ngón tay”. Một số loại như 322, Ausaids yêu cầu người xin học bổng phải làm việc ở các cơ quan Nhà nước.

Thông tin về những học bổng này được đăng tải chi tiết tại các website của các tổ chức giáo dục các nước như Hội Đồng Anh là www.Britishcoucil.org.vn; www.idp.com, www.australianscholarships.gov.au của Úc; và www.iie.org của Mỹ... Những website này cung cấp cho bạn thông tin học bổng và hỗ trợ tài chính của chính phủ cũng như của các trường ĐH thuộc hệ thống của họ.

Nếu không tìm được cơ hội trong các học bổng đó, bạn có thể tìm hiểu một hướng khác khả thi hơn, đó là xin học bổng hoặc hỗ trợ tài chính trực tiếp từ các trường ĐH. Hiện nhiều trường ĐH đã và đang dùng học bổng như một phương pháp tiếp thị hình ảnh nhằm thu hút sinh viên. Vì thế, tiếp cận nguồn học bổng đăng tải trên các websites trường, những cuộc triển lãm du học hoặc chỉ đơn giản là gõ trên Google: “MBA scholarships + ……” ( khoảng trống là điều kiện kèm theo nhằm thu hẹp khu vực tìm kiếm của bạn: tên trường, tên quốc gia...).

Bạn có thể tận dụng nguồn thông tin dồi dào từ những website nổi tiếng như: www.abroadplanet.com; www.sholarships.com; www.topgraduate.com hoặc www.iefa.org. Tại đó giới thiệu rất nhiều học bổng của Mỹ và các quốc gia khác. Theo thông tin từ những website này thì thông thường bạn sẽ được miễn tiền học phí và có thể có thêm một số tiền hỗ trợ (stipend) cho việc trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình. Đổi lại, bạn phải làm việc cho trường từ 10 đến 20 giờ/tuần. Nhưng đôi khi bạn không phải làm gì cả.

Loại thứ 3 là học bổng được đài thọ bởi các tổ chức. Học bổng loại này có xu hướng cạnh tranh toàn cầu và tập trung vào một số lĩnh vực thường liên quan đến xã hội, chẳng hạn các ngành học về quan hệ quốc tế, phát triển xã hội và giáo dục. Những tổ chức lớn trên thế giới như The Rotary Foundation (www.rotary.org/foundation/); The Association of Commonweath Universities (www.acu.ac.uk/) hoặc Ford Foundation (www.fordfound.org/) dành nhiều chương trình hỗ trợ cho bậc sau ĐH ở hầu hết các trường đại học trên thế giới.

Tuy nhiên, học bổng loại này không kém phần cạnh tranh, bạn phải mất khoảng 1 năm rưỡi để hoàn tất các thủ tục hồ sơ và phỏng vấn. Ở loại này, học bổng Ambassadorial của tổ chức The Rotary foundation là một trong những học bổng nổi tiếng và lâu đời nhất, tổng trị giá 500 triệu USD cho 800 sinh viên trên toàn thế giới.

Toàn bộ số tiền bạn phải chi trong suốt quá trình học (bao gồm cả sinh hoạt phí) bị chi phối bởi hai yếu tố: khu vực bạn sinh sống và trường bạn chọn. Nếu bạn học tại những trường nổi tiếng như Oxford, Stanford, MIT, hay Cambridge, chi phí cho một năm khoảng 35.000USD đến 55.000 USD chưa tính sinh hoạt phí. Tại những quốc gia như Úc, Pháp, Canada, Singapore… giá cả có thể rẻ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, không có sự lựa chọn nào cho các chương trình học quốc tế hoàn toàn miễn phí cả.

Ở các quốc gia mà học phí cực thấp, thậm chí miễn phí như Đức, Phần Lan, Thụy Điển… thì chi phí cơ hội như thời gian rời công việc ở quê hương để đi học, chi phí ăn ở, sinh hoạt phí trong thời gian học, hoàn toàn không nhỏ. Điều cuối cùng mà tất cả chúng ta nên lưu lý, ở các cường quốc giáo dục trên thế giới, hàng năm tổ chức rất nhiều chương trình MBA khác nhau.

Có những chương trình nổi tiếng trên toàn thế giới, cũng có những chương trình không nổi tiếng bằng. Do đó, tùy vào hoàn cảnh, năng lực và mục tiêu mà mỗi chúng ta nên có sự lựa chọn phù hợp. Được học ở những trường danh giá như Cambridge, Oxford, MIT… đúng là không có gì bằng. Còn nếu như khả năng không cho phép thì tiếp thu kiến thức tại những trường vừa tầm cũng đã là tốt rồi.

2. Hỗ trợ từ ngân hàng

Ngày nay, việc khăn gói đi học nơi xứ người không còn là một việc quá khó khăn nữa. Đối với những bạn không tìm được học bổng phù hợp cho mình có thể sử dụng dịch vụ cho vay du học tại các ngân hàng.

Muốn vay tiền học phí và sinh hoạt phí, bạn chỉ cần chứng minh được khả năng trả nợ ngân hàng (nguồn thu nhập và tài sản của gia đình). Mức lãi suất khá ưu đãi, thông thường vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam khoảng 0,88%/ 1năm. Những ngân hàng tại Việt Nam hỗ trợ hình thức này là: HSBC, Eximbank, ACB, Incombank, Đông Á.

Bạn chỉ cần làm thủ tục thế chấp các tài sản cố định của gia đình. Tài sản thế chấp được quy đổi tương ứng với một số tiền nằm trong tài khoản của bạn, tài khoản này dùng để chứng minh tài chính với trường ĐH. Quy trình này thường diễn ra trong vòng 3 tháng, với mức dịch vụ phí 0,2% số tiền quy đổi mỗi tháng (đây là mức phí tham khảo tại Ngân hàng Công thương).

Sau khi làm thủ tục nhập học thành công, bạn có thể sử dụng cách thứ ba dưới đây để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình.

3. Làm thêm

Đây là cách mà nhiều bạn sinh viên lựa chọn nhất. Có rất nhiều cách kiếm việc làm thêm trong thời gian học. Đầu tiên và thông dụng nhất là tại các website của trường hoặc tại các có văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế. Nếu may mắn và có năng lực, bạn có thể tìm được những công việc hành chính trong trường, nghiên cứu hay phụ giảng cho các Giáo sư.

Ở Anh còn có cả chương trình lớn như Highly Skilled Migrant Programme nhằm tạo cơ hội cho SV quốc tế ở lại làm việc trong kỳ nghỉ. Một quốc gia khác là Scotland cũng có chương trình Fresh Talent, trong đó tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế ở lại làm việc 2 năm sau khi ra trường.

Cách thứ hai là tìm hiểu tại website tuyển dụng hoặc ở các tạp chí. Ví dụ như ở Úc, bạn có thể tham khảo những tờ báo như Sydney Morning Herald, The Australian… hoặc vào trang www.mycareer.com.au

Cách thứ ba, được rất nhiều bạn du học sinh tại Sydney áp dụng, đó là tới thẳng các nhà hàng, siêu thị để hỏi. Việc liên hệ, trao đổi với những người đã du học là vô cùng quan trọng. Trong đó, diễn đàn USGUIDEMBA (www.mba.us-guide.org) là một nơi mà bạn có thể thu thập được nhiều thông tin cũng như lời khuyên bổ ích cho mình, đặc biệt đối với những ai muốn học MBA tại Mỹ. Nên nhờ những người đi trước hướng dẫn, tư vấn, góp ý cho kế hoạch của mình. Đặc biệt là những người đã và đang học tại trường bạn sẽ theo học.

Minh Nhật (du học MBA tại Úc), đã từng làm thêm tại nhà hàng Saigon Palace, với “công việc chính” là … rửa chén, anh cho biết: “10UAD/h là mức lương tối thiểu, như vậy 1 tuần sẽ kiếm được 200AUD, chi tiêu khoảng 70-100AUD, ăn uống 50AUD, số còn lại để dự phòng mua sách, thiết bị học tập…Nói chung, khoảng 200AUD là vừa đủ sống. Như vậy ở Việt Nam bạn chỉ cần chuẩn bị một khoản tiền học phí và tìm cách chứng minh tài chính thông qua ngân hàng, là có thể chuẩn bị cho “giấc mơ” du học của mình”.

Lưu ý là ở mỗi quốc gia, quy định cho các lao động là du học sinh quốc tế có sự khác biệt rất lớn, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin này trước khi sang nước sở tại.

Theo Chuyên san Trí Tri
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đoạt 49 huy chương tại kì thi Olympic 30/4 (12/04)
Sôi nổi ngày hội khoa học công nghệ của học sinh, sinh viên BKDN Techshow năm học 2023 - 2024 (27/12)
Em Nguyễn Trần Thái Khang lớp 11A2 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đạt giải Nhất tại Festival khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho học sinh và sinh viên Đà Nẵng 2023 (19/12)
Đại học Đà Nẵng tham gia trực tiếp tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh đại học tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (21/06)
Trường ĐH FPT công bố chương trình học bổng đặc biệt năm 2024 (23/04)
Tuyển sinh đại học 2024: Nhiều ngành mới hấp dẫn đáp ứng nhu cầu nhân lực (01/04)
Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (07/02)
Giao lưu người và nghề “Lựa chọn nghề phù hợp với bản thân như thế nào ?" (20/07)
Hội nghị khoa học và Triển lãm sản phẩm công nghệ của học sinh, sinh viên năm học 2022 – 2023 (19/12)
Một ngày làm sinh viên FPT (07/03)
Buổi tư vấn thi tốt nghiệp THPT, hướng nghiệp và tuyển sinh đại học 2022 (29/04)
Cuộc thi U-Invent 5: Sáng tạo khoa học công nghệ vì một thành phố lành mạnh (23/10)
Những thế mạnh không nơi nào có - điểm đến hấp dẫn thu hút Fintech (12/04)
Cuộc thi tranh biện đang tìm kiếm tài năng (22/10)
Trường đại học đầu tiên ở miền Trung có ngành Công nghệ nano (22/07)
Nhiều ngành mới thích ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (23/04)
Khởi động dự án xây dựng năng lực giáo dục và nguồn nhân lực STEM (23/04)
Các vườn ươm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp (23/04)
Ngày hội “Trải nghiệm VKU 2022” (20/03)
Du học Thụy Sỹ: Học viện Les Roches - Tấm vé để trở thành công dân toàn cầu (16/03)
Chương trình học bổng cho toàn ngành học của trường Đại Học Thammasat, Thái Lan (09/02)
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên dự kiến tổ chức vào tháng 3/2022 (09/02)
Đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ nhà trường (09/02)
GIAO LƯU 2 BẠN SINH VIÊN TRÚNG TUYỂN NUS NGÀNH ARTS AND SOCIAL SCIENCES & COMPUTER ENGINEERING (11/12)
HƯỚNG DẪN ĐIỀN ĐƠN ONLINE DỰ TUYỂN NUS 2022 DÀNH RIÊNG HS 12 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN - ĐÀ NẴNG (11/12)
9/10: Live chat “Hỏi đáp kinh nghiệm học hành tại NUS, làm việc ở Singapore (03/10)
VKU trao nhiều học bổng lớn cho học sinh xuất sắc (04/09)
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng 0,5 điểm (28/08)
Ngày Hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2021 (28/04)
UEH ra mắt 4 chương trình đào tạo song ngành tích hợp (26/04)
Chọn ngành nghề là đầu tư cho tương lai (26/04)
Nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Giải bài toán thiếu hụt thế nào? (19/04)
Đón đầu chuyển đổi số, Đại học Đà Nẵng mở thêm ngành mới (17/04)
Hiệu quả từ học bổng hỗ trợ giáo dục và phát triển kỹ năng (17/04)
Tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (07/01)
American Study - Chương trình thi thử miễn phí chứng chỉ quốc tế IELTS/ TOEFL/ SAT/ ACT (03/12)
Ngành logistics – Triển vọng nghề nghiệp mới cho giới trẻ hiện nay (28/08)
Các trường đại học hỗ trợ khởi nghiệp (03/08)
Cơ hội THI THỬ online miễn phí kiểm tra trình độ các chứng chỉ tiếng Anh IELTS, SAT, TOEFL tiêu chuẩn quốc tế (11/04)
Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (08/03)
Trung tâm Du Học Canada CEI đến thăm và trao tặng học bổng cho học sinh (20/12)
Sự khác nhau giữa các ngành đào tạo: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và Công nghệ thông tin (17/07)
Học khởi nghiệp từ trường phổ thông (05/06)
Học bổng của Khoa Nghệ thuật, Đại học Adelaide (Úc) (22/05)
Học bổng Lãnh đạo Nhật Bản IATSS Forum 2019 (22/05)
So sánh sự khác nhau giữa Cao đẳng và Đại học ở Canada (22/05)
Tham dự hội thảo dành cho các đơn vị tuyển sinh của Đại học Công nghệ Sydney, Úc (22/05)
Hỗ trợ thông tin về khởi nghiệp cho học sinh THPT (22/05)
Kỳ thi Olympic đi du học Nga môn Toán năm 2018 (08/03)
Toạ đàm “Định hướng tương lai” (19/12)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12399428 lần xem

Số người online: 1489

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844