Hôm nay, ngày 29/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > BÍ QUYẾT HỌC THI
Cập nhật: 02/07/2009 (GMT+7)

Ôn tập môn ngữ văn: Một người Hà Nội

Chuyên đề này giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản xoay quanh tác phẩm “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải.

- Hình tượng nhân vật cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của văn hoá Hà thành.

- Cảm hứng triết luận - một trong những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải.

- Nghệ thụât trần thuật và ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái quát

a. Tác giả:

+ Tiểu sử và con người:

- Xuất thân:

• Gia đình quan lại sa sút, nghèo.

• Thân phận con vợ lẽ => bị ghẻ lạnh, khinh ghét, chịu nhiều tủi nhục, cay đắng.

- Phải vào đời lăn lộn kiếm ăn nuôi mẹ nuôi em từ nhỏ => sớm gặp phải những trắc trở, gian nan, nhọc nhằn.

Trải nghiệm thời niên thiếu đầy éo le hình thành đặc điểm riêng trong tính cách và sáng tác của nhà văn: nhẫn nhịn, tỉnh táo, sắc sảo, hiểu đời, hiểu người, già dặn, suy tư.

+ Sáng tác:

- Tác phẩm chính: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Cha và Con và… (tiểu thuyết, 1979), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2004)…

- Đặc điểm:

• Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học dân tộc hơn nửa thế kỉ.

• Nét mới trong cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời và con người:

o Trước 1978: cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, phân lập đơn chiều; luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, ta – địch, tốt – xấu… => khẳng định xu thế vận động (từ bóng tối ra ánh sáng) của cuộc sống mới, con người mới.

Ngòi bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo.

o Sau 1978:

 Cái nhìn đầy trăn trở, chiêm nghiệm, cảm nhận hiện thực xô bồ, hối hả, đầy đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc => chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội.

 Lấy việc khám phá con người làm trung tâm => con người cá nhân trong cuộc sống đời thường => nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, quá khứ dân tộc, gia đình và sự tiếp nối thế hệ => khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay.

 Cảm hứng triết luận với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều suy nghiệm.

+ Vị trí văn học sử: một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Tác phẩm

+ “Một người Hà Nội” tiêu biểu cho các sáng tác của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau 1978.

2. Phân tích

a. Nhân vật cô Hiền.

+ Xuất thân: gia đình giàu có lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan.

+ Một số đặc diểm thời thiếu nữ: xinh đẹp, thông minh, mở xa lông văn chương, giao du rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành.

+ Quan hệ với người kể chuyện xưng “tôi”: chị em đôi con dì ruột với mẹ già.

+ Được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Trước mỗi thời điểm khác nhau, nhân vật lại có những biểu hiện ứng xử thể hiện nét cá tính đặc biệt, nhất quán:

- Năm 1955:

• Bối cảnh: từ kháng chiến trở về, một Hà Nội “nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”.

• Nguyên nhân cô Hiền và gia đình ở lại:

Chủ yếu: “họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác” => sự gắn bó máu thịt với Hà thành.

- Kháng chiến chống Mĩ: yêu thương lo lắng cho con nhưng không hề ngăn cản con nhập ngũ

• Người con cả tình nguyện tòng quân => phản ứng: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” => Nhận thức sâu sắc.

• Người con thứ theo anh lên đường => phản ứng: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”=> “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác(…), vui lẻ thì có hay hớm gì” => Ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của một người phụ nữ Việt Nam yêu nước, một người mẹ nhân hậu, vị tha.

- Năm đầu Hà Nội vừa giải phóng

• Bối cảnh:

o Tâm lí không đồng nhất: chúng tôi - vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội - chưa thật vui?

• Khi con gọi cháu là “Đồng chí Khải” => cô Hiền chỉnh “anh Khải” => trong khi quán tính số đông vẫn còn phân biệt người cách mạng như những anh hùng trở về thì cô Hiền dường như chỉ chú ý đến mối quan hệ họ hang với “Tôi” => quan hệ bền vững, không chịu bất cứ sự va đập, biến thiên nào của thời cuộc => biết nhận chân giá trị, biết nhìn vào bản chất của vấn đề, dể không bao giờ bị mê muội.

• Khi người cháu hỏi: “Nước độc lập vui quá cô nhỉ?” => phản ứng:

o Trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ” => tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén với hiện thực.

o Nhận xét thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm với “người cách mạng” - nhân vật “tôi”: Chính phủ can thiệp nhiều vào việc của dân quá => trung thực, có cái nhìn sâu sát về thời cuộc.

Nhận xét:

 Tính cách nhân vật được bộc lộ qua nhiều tình huống khác nhau, trong nhiều thời điểm lịch sử.

 Số phận con người gắn với từng biến chuyển lớn của lịch sử dân tộc => Cái nhìn hiện thực mới mẻ: phản ánh số phận dân tộc qua số phận một cá nhân.

 Trải qua bao thăng trầm của thời thế, bản chất, những nét đẹp của nhân vật vẫn thống nhất, không bị phôi pha => thời gian là thứ nước rửa ảnh làm nổi rõ hình sắc nhân vật.

+ Có bộ mặt tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản được

- Bộ mặt tư sản:

• Cái ở: ở rộng quá, một tòa nhà tọa lạc ngay ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn.

• Cái mặc: “sang trọng quá”

• Cái ăn: “không giống với số đông” => so sánh với lối ăn uống bình dân của gia đình “tôi”

=> Khẳng định: “Cô Hiền đích thị là tư sản”.

- Không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản:

• Cửa hàng chỉ buôn hoa giấy do chính tay bà làm và các con phụ giúp.

• Đối xử với người làm: vì chủ tớ cần dựa nhau, tình nghĩa như người trong họ.

+ Thông minh, tỉnh tảo và thức thời:

- Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở.

- “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”

- Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước

• Chồng muốn mua máy in => ngăn cản vì nhận rõ việc làm này sẽ vi phạm chính sách.

• Mở cửa hàng đồ lưu niệm để đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc lột bất kì ai.

+ Có đầu óc thực tế:

- Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng viển vông.

- Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh, có lập trường.

- Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”.

- Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái.

+ Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:

- Dặn dò bọn trẻ: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”.

- Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”.

+ Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng => biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành.

b. Những người Hà Nội khác và suy nghiệm triết học:

+ Những người Hà Nội khác: Chia làm hai tuyến.

- Dũng, Tuất, mẹ Tuất:

• Dũng, Tuất: những thanh niên yêu nước, quả cảm.

• Mẹ Tuất: bà mẹ Việt Nam nhân hậu, giàu đức hi sinh.

=> Những con người cùng với cô Hiền tiếp lửa cho ngọn đuốc văn hoá truyền thống của đất kinh kì cháy sáng.

- Những con người tạo nên những nhận xét “không mấy vui vẻ” của “tôi” về Hà Nội.

• Ông bạn trẻ đạp xe như gió: làm xe người ta suýt đổ, lại phóng xe vượt qua rồi quay lại chửi một người đáng tuổi bác tuổi chú “tiên sư cái anh già” => thô tục, vô văn hóa, không biết lễ độ.

• Những người mà nhân vật tôi quên đường hỏi thăm :”có người trả lời, là nói sõng hoặt hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như con thú lạ” chỉ vì “ông ăn mặc tẩm như thế lại đi xe đạp họ khinh là phải, thử đội mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cưỡi cái Cúp xem, thưa gửi tử tế ngay” => hám lợi, bị danh vị, hình thức, tiền tài cám dỗ => lối ứng xử trọc phú, không còn nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội.

 Phản đề của nhân vật cô Hiền.

 Cái nhìn thẳng thắn vào sự thật, đặt ra những vấn đề đáng trăn trở => hướng đi mới của văn học:

“Tôi thích cái ngày hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen. Đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ” (Gặp gỡ cuối năm – Tiểu thuyết).

+ Suy nghiệm triết học: Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh

- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến.

- Đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bọ rễ bật đất chổng ngược lên trời => sự biến thiên của lịch sử, qui luật nghiệt ngã của tự nhiên.

- Hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non => niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội.

c. Một số đặc sắc nghệ thuật:

+ Giọng điệu trần thuật:

Trải đời, tự nhiên, trĩu nặng suy tư, giàu chất khái quát, đa thanh.

+ Điểm nhìn trần thuật: của nhân vật “Tôi” => tăng tính chân thật, khách quan.

+ Ngôn ngữ: cá thể hóa

- Cô Hiền: ngắn gọn, logic, rõ ràng.

- Dũng: những lời thật xót xa.

- Nhân vật “tôi”

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Phân tích nhân vật Cô Hiền trong “Một người Hà Nội”.

Đề 2: Phân tích hình ảnh người Hà Nội trong “Một người Hà Nội”.

Đề 3: Cảm hứng triết luận trong “Một người Hà Nội”.

Gợi ý giải đề:

Đề 1: Nhân vật cô Hiền.

Phân tích dựa vào Kiến thức cơ bản.

Đề 2: Hình ảnh người Hà Nội.

+ Phân tích:

- Những con người lưu giữ nét đẹp văn hoá Hà Nội.

- Nhân vật cô Hiền, Dũng, Tuất, mẹ Tuất

- Những con người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của “tôi” về Hà Nội.

+ Nhận xét:

- Cảm hứng triết luận.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Đề 3: Cảm hứng triết luận

+ Cảm hứng triết luận là gì: bình luận, lí giải, phân tích về một vấn đề thông qua hình tượng nghệ thuật.

+ Phân tích: qua hệ thống nhân vật, làm sang ứng cảm hứng triết luận của Nguyễn Khải.

+ Đánh giá: gắn với phong cách nghệ thuật.

Hữu Siêu (Nguồn TTO)
Quay lại In bản tin
Ôn thi THPT quốc gia- 10 điều cần lưu ý để đạt hiệu quả cao nhất (06/05)
Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT 2023 (06/05)
Đề tham khảo bài tổ hợp khoa học xã hội: Không hỏi chi tiết phải nhớ quá máy móc (08/05)
Những lỗi cần tránh khi làm bài trắc nghiệm môn Sinh học thi THPT quốc gia (23/03)
Kinh nghiệm ôn - luyện thi THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học (23/03)
Ôn tập Toán thi THPT quốc gia: Chủ đề bất đẳng thức, phương trình... (23/03)
7 bước để có điểm cao bài nghị luận ý kiến văn học thi THPT quốc gia (21/03)
Lần đầu tiên có cổng luyện thi quốc gia (21/03)
Lưu ý kiến thức lý thuyết và bài tập Sinh học thi THPT quốc gia (05/05)
Bí quyết khai mở tư duy học sinh giỏi Lịch sử (05/05)
Những lưu ý khi ôn tập kỹ năng thực hành Địa lí (05/05)
Tư vấn ôn thi môn Lịch sử 2015 (05/05)
Bí quyết vẽ biểu đồ bài tập Địa lý đẹp, chính xác (10/02)
Hệ thống các phương pháp giải bài toán sóng cơ học (10/02)
Cấu trúc đề thi đại học môn Toán năm 2015 ra như thế nào? (13/01)
Làm bài tốt các môn thi tốt nghiệp 2014 (01/06)
Một số kinh nghiệm ôn tập môn Lịch sử hiệu quả (03/05)
Ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý: Nên tận dụng tối đa Atlat (02/05)
Môn hóa: chú ý vận dụng công thức riêng (18/04)
Môn tiếng Anh: loại trừ nhanh phương án sai (18/04)
Để dễ nhớ bài môn địa lý (18/04)
Nên ôn thi theo sách giáo khoa (18/04)
Môn vật lý: câu chắc đúng làm trước (18/04)
Kinh nghiệm để ôn môn văn (16/02)
Thi tốt nghiệp THPT 2010 : Địa lý được mang 'phao' (05/05)
Môn ngữ văn: hiểu tư tưởng tác giả đề cập (04/05)
Địa lý có thể trở thành môn học “gỡ điểm” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 (04/05)
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Kỹ năng làm tốt môn ngữ văn (21/04)
Thi tốt nghiệp THPT: Để đạt điểm cao bài thi tiếng Anh (21/04)
Gợi ý làm dạng bài so sánh văn học (16/04)
Để đạt điểm cao môn Địa lý (06/04)
Bí quyết để đạt điểm cao môn Văn (06/04)
5 bí quyết để đạt điểm cao môn Tiếng Anh (06/04)
Thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử: Hỏi gì trả lời đó (06/04)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Để thi môn Địa lý đạt điểm cao (29/03)
Ôn tập môn văn: Rừng Xà Nu (02/07)
Ôn tập môn ngữ văn: Những đứa con trong gia đình (02/07)
Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa (02/07)
Ôn tập môn ngữ văn: Văn học nước ngoài (02/07)
Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội (02/07)
Ôn tập môn địa lí: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (21/05)
Ôn tập môn ngữ văn: Một số vấn đề lí luận văn học (08/05)
Môn toán: Tính nhẩm để tiết kiệm thời gian (08/05)
Ôn tập môn Vật lý: Ba điều cần nhớ (05/05)
Ôn Sinh học: Phải đổi mới phương pháp ôn (05/05)
Ôn tập môn ngữ văn: Một người Hà Nội (04/05)
Ôn tập môn ngữ văn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (04/05)
Ôn tập môn ngữ văn: Văn học nước ngoài (04/05)
Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội (04/05)
Môn toán cần kỹ năng tính toán nhanh và lời giải thuần thục (23/04)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12282430 lần xem

Số người online: 1670

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844