Hôm nay, ngày 29/3/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Cập nhật: 07/02/2009 (GMT+7)

Từ “Hai không” đến “trường học thân thiện, HS tích cực”

Lễ khai giảng sáng 4/9/2008 tại trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) - Ảnh: Phạm Yên.
Lễ khai giảng sáng 4/9/2008 tại trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) - Ảnh: Phạm Yên.
Nhân ngày toàn dân đưa trẻ đến trường (5/9), Tiền phong có cuộc phỏng vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân về một số nhiệm vụ trọng tâm mà ngành GD&ĐT sẽ thực hiện trong năm học 2008 - 2009.


Về những nhiệm vụ cốt lõi mà ngành giáo dục sẽ thực hiện trong năm học 2008 - 2009, Phó Thủ tướng nói: Hoạt động giáo dục là một quá trình liên tục, có sự kế thừa thành quả thời gian qua để phát triển tiếp tục.

Năm 2006, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã đánh giá một yếu tố nền tảng của giáo dục là môi trường sư phạm với 6 thuộc tính: “Trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương, khuyến khích sáng tạo và hiệu quả”, vừa qua trong nhiều năm, ở nhiều trường học trong các tỉnh thành cả nước đã bị vi phạm, làm cho hoạt động giáo dục bị suy giảm, triệt tiêu động lực và kém hiệu quả.

Nếu không thiết lập lại môi trường sư phạm lành mạnh với 6 giá trị như vậy ở các trường học và trong bộ máy quản lý thì ngành giáo dục khó có điều kiện thực hiện việc “dạy tốt và học tốt”, khắc phục nhiều khó khăn khác của ngành.

Chính vì vậy, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã chọn khâu đột phá cho 4 năm 2006 - 2010 là “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” như chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Cuộc vận động “Hai không” chính là nhằm vào mục tiêu trong 4 năm tái tạo lại cho được môi trường sư phạm lành mạnh trong mỗi nhà trường và toàn hệ thống giáo dục. Đây là cái “có” nền tảng đầu tiên để hoạt động giáo dục có kết quả và hiệu quả.

Năm học 2007 - 2008 là năm thứ hai ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Hai không” và năm đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cuộc vận động này đã được ngành giáo dục triển khai phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành, do đó đã tiếp sức, tạo động lực cho ngành. Qua năm học 2006 - 2007, năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Hai không” đã nổi lên vai trò trung tâm của các thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Các thầy cô giáo không phải chỉ là người truyền đạt tri thức, kĩ năng mà trước hết là tấm gương đạo đức, tấm gương làm người cho học sinh, sinh viên. Hơn thế nữa, đổi mới phương pháp dạy và học thì cốt lõi là phải tạo ra ở học sinh, sinh viên khả năng tự học, khả năng sáng tạo.

Vì thế qua năm học 2007 - 2008, ngành giáo dục đã triển khai cuộc vận động thứ 3: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Với việc triển khai 3 cuộc vận động, tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục sau 2 năm học đã được khắc phục cơ bản.

Đa số học sinh đã có ý thức học tập tốt hơn, nỗ lực học hơn, các thầy cô giáo dạy dỗ tận tình, kết quả thi tốt nghiệp THPT cao hơn năm học trước. Đó là các tiền đề mới rất quan trọng cho năm học 2008 - 2009 và các năm học sau.

Tuy nhiên, các kết quả của 3 cuộc vận động mới là bước đầu. Vì vậy năm học này, toàn ngành tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tuy nhiên, năm học mới cũng có những nội dung mới.

Trên cơ sở tổng kết toàn quốc về sách giáo khoa, sẽ điều chỉnh lịch học tập để các em không bị quá tải (mỗi tuần không quá 30 tiết ở trung học) và tập trung đổi mới phương pháp dạy 3 môn Văn, Sử, Địa.

Tăng cường ứng dụng CNTT để việc dạy và học, việc quản lý nhà trường và toàn ngành hiệu quả hơn. Đổi mới quản lý tài chính toàn ngành. Triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...

Tiếp tục tập trung khắc phục tình trạng học sinh ngồi sai lớp và hỗ trợ học sinh yếu kém. Năm tới sẽ không còn kỳ thi tốt nghiệp lần hai nữa nên trong suốt năm học các thầy cô giáo càng phải tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Ngoài ra, ngành sẽ tập trung vào 3 dự án trọng điểm: Phổ cập mầm non 5 tuổi có chất lượng; Phát triển hệ thống trường phổ thông chuyên; Phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú. Để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh hơn trong điều kiện khả năng tài chính, cơ sở vật chất còn hạn chế, thì phải có phong trào thi đua.

Phong trào thi đua phải có mục tiêu, nội dung gắn kết lợi ích của các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục và lợi ích của các giới, ngành khác, lợi ích xã hội.

Trên cơ sở phân tích các điều kiện, nhu cầu phát triển của giáo dục và đất nước hiện nay, bắt đầu từ năm học này, ngành giáo dục đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với 5 nội dung:

Đó là Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống; tổ chức vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

Đoàn TNCSHCM, Bộ VH-TT-DL và Bộ GD&ĐT đã ký chương trình phối hợp triển khai phong trào này từ nay đến 2013.

Thưa Phó Thủ tướng, ngành GD&ĐT triển khai việc xây dựng đề án đổi mới học phí và cơ chế quản lý tài chính đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa công bố. Vậy các quy định về học phí trong đề án này có khác nhiều hơn so với các quy định cũ và bao giờ thì học phí mới sẽ được áp dụng?

Về phương án đổi mới cơ chế tài chính và học phí, Bộ đã trình Chính phủ và Thủ tướng chính phủ. Trong mấy ngày tới, Chính phủ sẽ trình Bộ Chính trị để được chỉ đạo vì đây là nội dung rất nhạy cảm về xã hội. Sau khi được Bộ Chính trị thông qua về mặt nguyên tắc rồi thì Chính phủ sẽ ban hành ngay.

Tuy nhiên, theo luật hiện hành thì mức học phí cụ thể các trường mầm non và phổ thông công lập ở mỗi tỉnh phải do Hội đồng nhân dân các tỉnh quyết định. Mà hội đồng nhân dân thì tháng 12/2008 mới họp. Do đó có sớm thì cũng từ đầu năm 2009 mới có thể thực hiện học phí mới. Hai bậc học cùng các tỉnh có thể cho áp dụng học phí mới và các chính sách hỗ trợ học tập từ học kỳ II hoặc để đến năm học sau.

Tinh thần là nếu áp dụng học phí mới và các chính sách hỗ trợ học tập thì chỉ có lợi cho người đi học. Học phí sẽ đảm bảo không làm cho ai cảm thấy đắt vì luôn nằm trong khả năng chi trả của hộ gia đình. Những người nghèo hơn thì được giảm hoặc miễn học phí. Ở các vùng khó khăn nữa thì học sinh còn được nhà nước cho thêm tiền để đi học, được mua sách vở, dụng cụ học tập, một phần quần áo.

Về học phí đối với giáo dục nghề nghiệp thì tinh thần sẽ tăng để nhà trường có điều kiện cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hơn. Người đi học có hai nguồn để đóng học phí: từ gia đình và từ vay ngân hàng chính sách xã hội.

Năm vừa rồi, chúng ta đã cho 754.000 người vay để đi học với tổng mức vay hơn 5.000 tỷ đồng. Chúng tôi dự kiến năm học này có trên 900.000 người vay. Học phí tăng lên thì mức cho vay để đóng học phí cũng tăng lên tương ứng.

Với sinh viên các trường sư phạm, thay vì được miễn học phí như trước đây thì các em cũng sẽ được vay để học. Sau khi tốt nghiệp, đi dạy một số năm nhất định thì các em được xoá khoản vay đó.

Hiện nay các trường ngoài công lập được tự quyết định mức học phí. Vậy làm sao để đảm bảo mức thu mà các trường đưa ra tương ứng với chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp? Ngành GD&ĐT có cách nào kiểm soát được chất lượng của các trường đó?

Đánh giá chất lượng giáo dục hết sức quan trọng nhưng trước đây chúng ta chưa được quan tâm đúng mức. Đến năm 2004 chúng ta mới thành lập Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng GD ở Bộ.

Trong 4 năm qua, việc thành lập các Phòng Khảo thí và đánh giá chất lượng giáo dục ở các Sở được triển khai dần dần. Đến nay đã có 55 Sở có phòng này. Mục tiêu là năm học này tất cả các Sở có Phòng Khảo thí và đánh giá chất lượng giáo dục. Khi có phòng này các Sở mới có khả năng đánh giá chất lượng các trường.

Mặt khác, Bộ cũng hình dung là các cơ quan quản lý nhà nước không thể làm hết việc đánh giá chất lượng giáo dục mà phải hình thành các cơ quan dịch vụ chuyên nghiệp làm việc này. Bộ đã và sẽ tổ chức các lớp đào tạo các chuyên gia đánh giá chất lượng, mời người nước ngoài đến dạy.

Sau đó, chúng ta hình thành các trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, cấp giấy hoạt động cho họ khi họ đã hội tụ được đủ các điều kiện cần thiết. Cho nên từ nguyện vọng đến thực tế của chúng ta về việc đánh giá chất lượng trường phổ thông phải có quá trình.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người đi học ngay từ năm học này Bộ chỉ đạo thực hiện ba công khai ở tất cả các trường. Một là công khai chất lượng đào tạo theo cam kết với người học.

Thứ hai là công khai nguồn lực: Danh sách GV, trình độ GV, thống kê các thiết bị, cơ sở vật chất của trường... Thứ ba là công khai về thu và chi tiêu. Bộ sẽ hướng dẫn để các Sở có hướng dẫn chi tiết cho các trường thực hiện ba công khai này.

Ngoài ra ở các tỉnh sẽ thực hiện 4 kiểm tra. Kiểm tra chính quyền địa phương chi Ngân sách cho GD có đủ và đúng hay không. Kiểm tra tiền thu học phí được sử dụng như thế nào. Kiểm tra nhà trường sử dụng số tiền được tài trợ ra sao. Rồi kiểm tra kết quả kiên cố hoá trường lớp và xây nhà công vụ cho giáo viên.

Chúng ta đang trong quá trình từ lúc chưa kiểm soát chất lượng được đa số đến nay là trên đường kiểm soát ngày càng nhiều hơn và việc làm rộng rãi đầu tiên là 3 công khai.

Qua hai năm thực hiện “Hai không”, ngành GD&ĐT đều thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT lần hai. Năm tới lại bỏ thi lần hai, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng có thể cho biết tại sao lại có chủ trương này?

Thầy cô giáo dạy suốt cả năm học, ngày hè lẽ ra phải được nghỉ. Nhưng hai năm vừa qua khi thực hiện “Hai không” chúng ta mới nhận ra chất lượng thật sự của giáo dục phổ thông.

Năm 2007, 33% học sinh lớp 12 không tốt nghiệp THPT. Với trách nhiệm trước nhân dân, ngành đã yêu cầu các thầy cô không được nghỉ hè mà phải ôn tập cho các em học sinh thi lần hai.

Trong một thời gian dài chúng ta tổ chức thi cử chưa nghiêm túc, do đó chưa tạo cho các em sự nỗ lực để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Nếu tổ chức thi nghiêm túc ngay thì nhiều em chưa kịp cố gắng nên có khi chỉ thiếu một ít điểm mà trượt.

Tổ chức thi lần 2 nhằm tạo điều kiện cho các em có 8 tuần bồi dưỡng trong hè để củng cố kiến thức và có trình độ đạt mức tốt nghiệp phổ thông. Ngay năm 2007 ngành đã xác định nếu có thi lần hai thì cũng chỉ thực hiện trong 2 hoặc 3 năm.

Sau một thời gian thực hiện “Hai không”, các em có ý thức học tập tốt hơn, thầy cô giáo dạy học tốt hơn thì không cần thiết phải tổ chức thi lần hai nữa.

Thực tế, năm 2007, nhờ có thi lần hai mà tỉ lệ tốt nghiệp của chúng ta từ 66,7% tăng lên 80%. Theo tôi, qua hai lần thi đạt được tỉ lệ 80% đỗ tốt nghiệp là tương đối thực chất. Năm 2008, sau 2 năm làm “Hai không”, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lần đầu lên gần 76%, một mức tăng chấp nhận được.

Như vậy, hết năm học này nữa, nếu chúng ta tổ chức dạy học tốt hơn, các em học quyết liệt hơn thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp còn tăng hơn nữa và nhu cầu thi lại là không có. Do đó từ sau năm 2009 không cần tổ chức thi tốt nghiệp THPT lần hai, các trường cô giáo lại được nghỉ hè.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!

Hữu Siêu (Nguồn TPO)
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn phối hợp với nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình “Đưa nghệ thuật tuồng vào học đường” (25/01)
Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) (02/01)
Ngoại khóa chuyên đề phòng chống HIV/AIDS năm 2023 (20/12)
Học sinh Đà Nẵng trải nghiệm hành trình “Em yêu biển đảo quê hương” (25/07)
Ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” (24/08)
Những kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới (05/09)
Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 (10/10)
Học sinh Đà Nẵng háo hức tham gia cuộc thi “Trường học không ma túy” (07/12)
Giải mã sức hút của “Tiếng nói Xanh” - Sân chơi dành cho học sinh THPT với giải thưởng kỷ lục (10/07)
Tổ chức Tuyên truyền, ký cam kết thực hiện ATGT và phòng chống các tệ nạn xã hội trong môi trường học đường cho học sinh nhà trường (28/10)
Trao thưởng cuộc thi sáng tác phim ngắn về phòng, chống tệ nạn ma túy trong học đường (06/12)
Mô hình tâm lý học đường của học sinh trường chuyên (13/01)
Hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2022 (30/05)
Chuyến từ thiện đến mái ấm tình thương (23/06)
Diễn đàn Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường" (19/09)
Ngoại khoá tuyên truyền an toàn giao thông (26/09)
Kỷ niệm 92 năm thành lập ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10)
Ngoại khóa tuyên truyền với chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (29/10)
Tuyên truyền về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 (29/10)
Buổi đối thoại với Hiệu trưởng nhà trường (07/11)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy (03/10)
Đội Công tác xã hội sinh hoạt buổi đầu tiền đời thứ 27 (23/07)
Hoạ vào nắng – Điều kỳ diệu được vẽ nên từ màu sắc (29/08)
Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (01/12)
Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh, thiếu niên trên không gian mạng (22/07)
Bài học chủ quyền biển đảo từ trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên VKU – 2022 (29/06)
Chương trình giao lưu của VTV7 “Cùng VTV7 tiến về phía trước (20/05)
Đối thoại giữa Đoàn viên, thanh niên với Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (23/04)
Triển lãm ảnh lưu động “Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu” (23/04)
Ngày lịch sử trọng đại (29/03)
Buổi gặp mặt “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” và trao quà của quỹ “Ngày Vàng Tình Bạn” (08/02)
Thư chúc tết Nhâm Dần 2022 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (31/01)
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021): Nhớ người anh hùng đất Quảng (22/12)
Bạo lực và hành vi bạo lực học đường (07/10)
Bạo lực ngôn ngữ - Con dao vô hình ! (07/10)
“Mái trường tích cực – Nói không bạo lực” năm 2021 (07/10)
Mùa tựu trường khó quên (14/09)
Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (28/04)
Tọa đàm “Hướng dẫn kĩ năng sử dụng internet an toàn, đúng quy định" (26/04)
Người thầy 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện (26/04)
Đưa nghệ thuật tuồng vào trường học (19/04)
Sống đúng đam mê (19/04)
Thư chúc mừng năm mới Tân Sửu 2021 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng (11/02)
Ngày hội “Tri ân: Người ươm mầm tri thức" (19/11)
Giới hạn của tính hiếu kỳ (03/08)
Lễ Tri Ân và Trưởng Thành khóa K34 (17/07)
Trao tặng 06 máy khử khuẩn tay tự động, 02 máy đo thân nhiệt và dung dịch sát khuẩn cho trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (04/05)
Cảm nhận về sách (27/04)
Cảm nhận về sách ‘’Mắt biếc‘’ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (27/04)
Ngoại khóa chủ đề "Thanh niên với sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (11/01)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12282236 lần xem

Số người online: 1470

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844