Hôm nay, ngày 25/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Cập nhật: 15/11/2011 (GMT+7)

Nghĩ về người thầy...

"Dạy học là một nghề cao quí trong các nghề cao quí". Bất cứ ai đã chọn nghề dạy học làm nghiệp ắt hẳn rất tự hào về nghề của mình. Nói là cao quí vì đây là nghề trực tiếp giáo dục đào tạo con người thành NGƯỜI có ích cho xã hội, cho đất nước. Nói nôm na thì đây là nghề "trồng người". Người thầy, vì thế mà được xã hội trọng vọng.

Thời xưa, người thầy được xếp ở vị trí thứ 2 trong thang bảng xếp thứ tự những đối tượng xứng đáng được tôn kính nhất: QUÂN - SƯ - PHỤ. Dân gian đề cao vai trò người thầy "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" bởi "Không thầy đố mày làm nên" cho nên nảy sinh tình cảm tốt đẹp dành cho THẦY: "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"...

Thời nay, những tình cảm tốt đẹp có tính truyền thống đó vẫn được duy trì. Đảng và nhà nước ta cũng đã xác định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", đã và đang làm những gì có thể đối với ngành giáo dục bởi tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của ngành đặc thù này đối với sự phát triển trong hiện tại cũng như tương lai của xã hội và đất nước. Sứ mệnh "trồng người" hết sức thiêng liêng cao quí nhưng cũng hết sức nặng nề được đặt lên vai người THẦY. Vậy người thầy cần phải có những phẩm chất nào để đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân, của Đảng và nhà nước?

Ngày trước khi bàn về đạo làm người, Khổng Tử từng than: Vi nhân nan (làm người thật khó). Khi luận về người thầy ông lại nói: Vi sư nan (làm thầy thật khó). Làm người đã khó, làm THẦY lại càng khó hơn. Thiết nghĩ để người THẦY đúng với nghĩa của nó, trước hết phải có THIÊN TÂM (tấm lòng cao cả). "Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI". Đạo đức là cái gốc con người. Muốn làm THẦY trước hết phải là NGƯỜI đã. Muốn được là NGƯỜI dứt khoát phải lấy chữ NHÂN làm nền tảng. (Nhân là một khái niệm đạo đức chỉ những phẩm chất tốt đẹp cần có của con người, bao hàm lòng THIỆN và lòng nhân ái) Giữ được NHÂN là người, đánh mất NHÂN không còn là NGƯỜI nữa. Nói như vậy để thấy cái khó của làm THẦY. Xã hội luôn yêu cầu khắt khe về đạo đức người THẦY. Bởi hơn bất cứ người làm nghề nào khác, người THẦY phải là tấm gương cho học trò soi ngắm và học theo, làm theo. Cái TÂM của người THẦY phải trong vắt như gương, tuyệt đối không được vẩn chút bụi bặm, cả trên bục giảng lẫn trong đời thường. Nếu không thế thì THẦY không còn là tấm gương sáng nữa. Ấy thế mà không ít người còn nhầm lẫn khi viện cớ rằng THẦY cũng là người nên cũng có quyền thế này thế khác.

Như một tất yếu, đã chọn nghề dạy học làm nghiệp thì không thể nghĩ đến chuyện làm giàu. Muốn kiếm được nhiều tiền thì phải chọn nghề khác. Trong dạy học mà có tư tưởng kinh doanh kiến thức là sai lầm tệ hại. Từ xưa đến nay chưa thấy ai làm giàu nhờ nghiệp dạy học bao giờ. Tất nhiên, làm THẦY GIÁO không đến nổi phải "tháo giầy", "lấy giáo án dán áo" như ai đó nói quá lên, nhưng trong bản chất của nó, nghề dạy học gần gũi hơn với lối sống thanh đạm, người THẦY thường tìm thấy niềm vui nhiều hơn ở đời sống tinh thần chứ không phải ở thế giới vật chất.

Làm THẦY thì ắt phải biết yêu thương, khoan dung, độ lượng với học trò. Thiếu những phẩm chất NGƯỜI ấy, xin chớ chọn nghề THẦY. Cái tuổi "nhất quỷ nhì ma thứ ba ..." vốn chưa hoàn thiện về nhân cách, vì vậy mới rất cần đến sự giáo dục của THÂY. THẦY mà hay chấp nhặt, để bụng, định kiến...hoặc nhăm nhăm bắt lỗi, xử phạt những lầm lỗi của trò, ấy là lỗi của THẦY vậy. Và như thế, THẦY sẽ khó thành công trong nhiệm vụ "trồng người" của mình. Trong ứng xử với học trò, một điều có tính nguyên tắc THẦY cần nhớ lấy làm lòng, ấy là phải luôn luôn vì học sinh, nghĩa là phải đặt quyền lợi người học lên hàng đầu. Chúng ta có những khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"... cũng là vì lẽ đó. Người THẦY phải xuất phát từ tình thương và trách nhiệm, lấy THIÊN TÂM ra mà đối xử với trò, nhất là trò cá biệt, có như thế thì mới có thể cảm hóa được chúng.

Để thành công trong sứ mệnh "trồng người", tránh được những "tai nạn nghề nghiệp" không đáng có, người THẦY ngày nay còn cần phải được trang bị tốt những kĩ năng sống thiết yếu. Tuy thế, yêu cầu này không thể ngày một ngày hai mà có được, nó đòi hỏi người THẦY phải thường xuyên có ý thức tự rèn luyện lâu dài, không ngừng quan sát, lắng nghe, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm ở mọi nơi mọi lúc.

Một điều gần như đã thành qui luật: không có thầy giỏi thì không thể có trò giỏi. Thầy giỏi thì trò ngưỡng mộ, có sức hút đặc biệt đối với trò. THẦY không giỏi chuyên môn cũng sẽ thiếu đi sự sáng tạo trong hành nghề, sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao, đương nhiên cũng tự làm khó cho chính mình. Vì vậy, người THẦY không còn con đường nào khác là phải biết khiêm tốn học hỏi, không ngừng nổ lực rèn luyện chuyên môn, nâng cao tay nghề nghiệp vụ. Ngày xưa, các bậc tiền bối như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp... được đánh giá là những người "đạo cao đức trọng" được nhân dân kính trọng. Gần chúng ta hơn thì có những người THẦY đáng kính như Nguyễn Tất Thành, Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh... Các bậc ấy mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách người THẦY thắp sáng truyền thống giáo giới.

Gần đây, rải rác trên báo chí có phản ánh sự suy thoái đạo đức của người THẦY qua một số "người hành nghề dạy học" cụ thể, rồi hiện tượng "thầy rởm" ở một số trung tâm gia sư làm nhân dân bất bình, ca thán... Biết làm sao được. Ngày xưa cũng có những "thầy đồ liếm mật" dốt nát cũng núp bóng thầy đồ chính hiệu đó thôi. Những vụ báo chí đưa tin là có thật nhưng xin thưa đấy chỉ là hiện tượng đơn lẻ chứ quyết không phải là hình ảnh người THẦY rộng rãi nói chung. Đó chỉ là "những con sâu làm rầu nồi canh", mà đông đảo những người THẦY chân chính lên án. Chúng ta tin rằng những hiện tượng ấy sớm hay muộn cũng sẽ bị đào thải.

Trong cái se lạnh đầu đông và không khí "Ngày nhà giáo Việt Nam" sắp về, ngồi viết lên đây những dòng tản mạn về "người chèo đò" trên dòng sông tri thức, trong tôi ngập tràn niềm tin nhất định họ sẽ luôn luôn sáng mãi hình ảnh người THẦY cho dù cuộc sống phía trước còn nhiều bươn chải./.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn phối hợp với nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình “Đưa nghệ thuật tuồng vào học đường” (25/01)
Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) (02/01)
Ngoại khóa chuyên đề phòng chống HIV/AIDS năm 2023 (20/12)
Học sinh Đà Nẵng trải nghiệm hành trình “Em yêu biển đảo quê hương” (25/07)
Ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” (24/08)
Những kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới (05/09)
Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 (10/10)
Học sinh Đà Nẵng háo hức tham gia cuộc thi “Trường học không ma túy” (07/12)
Giải mã sức hút của “Tiếng nói Xanh” - Sân chơi dành cho học sinh THPT với giải thưởng kỷ lục (10/07)
Tổ chức Tuyên truyền, ký cam kết thực hiện ATGT và phòng chống các tệ nạn xã hội trong môi trường học đường cho học sinh nhà trường (28/10)
Trao thưởng cuộc thi sáng tác phim ngắn về phòng, chống tệ nạn ma túy trong học đường (06/12)
Mô hình tâm lý học đường của học sinh trường chuyên (13/01)
Hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2022 (30/05)
Chuyến từ thiện đến mái ấm tình thương (23/06)
Diễn đàn Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường" (19/09)
Ngoại khoá tuyên truyền an toàn giao thông (26/09)
Kỷ niệm 92 năm thành lập ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10)
Ngoại khóa tuyên truyền với chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (29/10)
Tuyên truyền về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 (29/10)
Buổi đối thoại với Hiệu trưởng nhà trường (07/11)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy (03/10)
Đội Công tác xã hội sinh hoạt buổi đầu tiền đời thứ 27 (23/07)
Hoạ vào nắng – Điều kỳ diệu được vẽ nên từ màu sắc (29/08)
Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (01/12)
Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh, thiếu niên trên không gian mạng (22/07)
Bài học chủ quyền biển đảo từ trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên VKU – 2022 (29/06)
Chương trình giao lưu của VTV7 “Cùng VTV7 tiến về phía trước (20/05)
Đối thoại giữa Đoàn viên, thanh niên với Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (23/04)
Triển lãm ảnh lưu động “Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu” (23/04)
Ngày lịch sử trọng đại (29/03)
Buổi gặp mặt “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” và trao quà của quỹ “Ngày Vàng Tình Bạn” (08/02)
Thư chúc tết Nhâm Dần 2022 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (31/01)
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021): Nhớ người anh hùng đất Quảng (22/12)
Bạo lực và hành vi bạo lực học đường (07/10)
Bạo lực ngôn ngữ - Con dao vô hình ! (07/10)
“Mái trường tích cực – Nói không bạo lực” năm 2021 (07/10)
Mùa tựu trường khó quên (14/09)
Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (28/04)
Tọa đàm “Hướng dẫn kĩ năng sử dụng internet an toàn, đúng quy định" (26/04)
Người thầy 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện (26/04)
Đưa nghệ thuật tuồng vào trường học (19/04)
Sống đúng đam mê (19/04)
Thư chúc mừng năm mới Tân Sửu 2021 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng (11/02)
Ngày hội “Tri ân: Người ươm mầm tri thức" (19/11)
Giới hạn của tính hiếu kỳ (03/08)
Lễ Tri Ân và Trưởng Thành khóa K34 (17/07)
Trao tặng 06 máy khử khuẩn tay tự động, 02 máy đo thân nhiệt và dung dịch sát khuẩn cho trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (04/05)
Cảm nhận về sách (27/04)
Cảm nhận về sách ‘’Mắt biếc‘’ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (27/04)
Ngoại khóa chủ đề "Thanh niên với sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (11/01)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12444536 lần xem

Số người online: 3944

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844