Hôm nay, ngày 20/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
Cập nhật: 20/09/2011 (GMT+7)

Cổ tích mùa thi

Thủ khoa Tôn Nữ Diệu Linh
Thủ khoa Tôn Nữ Diệu Linh
Như một truyền thống đẹp ở xứ sở mình, mùa thi 2011 lại xuất hiện những tấm gương vượt khó hiếu học với thành quả đáng kinh ngạc. Ta chợt nhận ra một mùa thi bỗng dưng lại là một mùa cổ tích.

Những bài học đầu đời

Chúng ta cần phải trải qua nhiều bài học khôn lớn, có nhiều bài học để lại dấu ấn sâu sắc, đặc biệt là những bài học đầu đời. Nguyễn Trường Thịnh, tân thủ khoa trường Đại học Khoa học Tự nhiên với số điểm 28,5 điểm đã nói: “Bài học quan trọng nhất mà cha dạy em là bài học ý chí!”. Tuổi thơ của Thịnh là những chuỗi ngày đau lòng chứng kiến cha mình chống chọi với bệnh tật bên những giọt nước mắt lo lắng của mẹ. Kinh tế gia đình nhờ hết vào mẹ và trông cậy vào số tiền cho thuê nửa căn nhà hàng tháng. Cuộc sống vật chất chẳng đủ đầy, nhưng những chướng ngại đó chẳng khiến Thịnh nản chí hay cho phép mình dừng lại. Đối với anh em Thịnh, điều đáng xấu hổ chính là tự bằng lòng với chính mình, tự mình dậm chân tại chỗ.

Nếu thủ khoa Nguyễn Trường Thịnh được cha dạy cho bài học ý chí thì Nguyễn Duy Hải (thủ khoa trường Đại học Ngoại thương với 29 điểm) đã nhận được từ cha “bài học lao động”. Quanh năm, gia đình Hải vất vả với 4 sào ruộng, sau mỗi mùa vụ, ông Nguyễn Duy Bốn – cha Hải – lại đi làm phụ hồ. Trong những năm cấp 2, Hải nghiện chơi game. Nhận ra giáo dục con bằng đòn roi chưa hẳn đã tốt, ông Bốn đã bắt Hải chia thời gian thành một buổi đi học, một buổi theo ông đi phụ hồ. Bài học đó của cha đã giúp Hải thấm thía cái vất vả của việc lao động chân tay và ngộ ra được nhiều điều. Những năm cấp 3, dù mưa hay nắng, Hải vẫn chăm chỉ đạp xe vượt quãng đường 10km để tới trường. Quả ngọt hôm nay là kết tinh của rất nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân bạn.

Cũng xuất phát từ gia đình thuần nông, bài học đầu đời của Nguyễn Thị Phượng – thủ khoa khối B Đại học Quảng Nam – là “bài học từ những củ khoai”. Cha Phượng cũng đi phụ hồ, gia đình cũng khó khăn như gia đình Hải, nhưng vì Phượng là con gái, không thể theo cha đi phụ hồ nên bạn chỉ có thể cùng mẹ chăm sóc 3 sào ruộng và… 1 con bò. Thức ăn tiếp sức cho những buổi tới trường vào những tháng giáp hạt là… khoai. Không có tiền mua sách tham khảo, càng không có tiền học thêm, Phượng chủ yếu tự học ở nhà và tập trung nghe giảng trên lớp. Những củ khoai, từ ngọt bùi rồi trở nên ngán chát (vì ăn nhiều lần) là nỗi ám ảnh, và là bài-học-thoát-nghèo không ngừng thôi thúc Phượng học, học nữa để vươn lên.

Vươn lên không ngừng

Sau mùa thi, số lượng thủ khoa trên cả nước đạt một con số ấn tượng. Mỗi thủ khoa là một sự cố gắng riêng biệt. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì những thủ khoa như Nguyễn Trường Thịnh, Nguyễn Duy Hải, Nguyễn Thị Phượng, Ma Hiêng, Tôn Nữ Thùy Linh, Lê Minh Khiết (Đại học Y Dược Tp.HCM & Đại học Ngoại thương), Nguyễn Trần Văn Quyện (Đại học Sư phạm Kỹ thuật)… đã có sự cố gắng gấp đôi gấp ba những thủ khoa có điều kiện học tập thuận lợi khác. Bởi vì, trước khi chạm được mốc điểm thủ khoa như hiện giờ, những người bạn trẻ này phải vượt qua thử thách trong cuộc sống riêng tư của chính bản thân mình.

Thử thách mà Ma Hiêng (thủ khoa khối C – Đại học Sư phạm Đà Lạt) phải vượt qua là những chật vật của sinh hoạt thường nhật. Mồ côi cha khi còn nằm trong bụng mẹ, lớn lên nhờ đôi bàn tay làm việc quần quật của mẹ bên rẫy bắp, ruộng lúa, Ma Hiêng luôn tự nhủ, phải vừa giúp được mẹ vừa học thật giỏi. Ngoài thời gian học, Ma Hiêng đi hái đậu thuê. Ngày trước, tiền hái đậu Ma Hiêng giành để giúp mẹ còn bây giờ nó được để dành cho ngày nhập học.

Cũng như Ma Hiêng, gia đình của Tôn Nữ Thùy Linh (thủ khoa Học viện Hành chính) cũng muôn phần vất vả. Mẹ Linh đã ngoài 60, cha Linh mất đi một chân vì dẫm phải mìn không lao động nặng được, anh trai mắc bệnh tâm thần. Cả nhà năm miệng ăn trông cậy vào 4 sào ruộng. Linh cùng chị gái phụ mẹ trồng trọt, làm việc nhà. Khó khăn là thế nhưng nụ cười lạc quan luôn sáng bừng trên gương mặt của cô gái nhỏ.

Đồng cảnh ngộ với Linh, cha của Nguyễn Thanh Liêm (thủ khoa Đại học Sài Gòn) bị di chứng chiến tranh khi trở về từ chiến trường K, em gái bị bệnh động kinh, gánh nặng cơm áo nhờ hết vào sạp hàng ngoài chợ của mẹ. Hàng ngày, ngoài giờ học, Nguyễn Thanh Liêm thường ra chợ Chợ Đông (phường Thanh Sơn- Tháp Chàm – Ninh Thuận) phụ mẹ buôn bán, vì thế mà bà con trong chợ còn gọi Liêm là… “thằng đậu miếng”.

Thế mới biết, cuộc sống khó lòng trọn vẹn cho tất cả mọi người, nhưng không có nghĩa vì thế mà cuộc sống khó khăn có thể ngăn trở con người tìm cách vươn lên đỉnh cao.

Những đôi mắt dõi theo

Đó là đôi mắt của những người làm cha làm mẹ.

Ông Phạm Văn Sỹ, cha của thủ khoa Nguyễn Trường Thịnh bị liệt nửa người suốt 14 năm nay, ngày con ghi danh bảng vàng, không thể nói chúc mừng con, nhưng ông đã luôn dõi theo từng bước đi của con mình từ bao năm nay.

Ông Nguyễn Văn Dẫn và bà Trần Thị Bùi – cha mẹ của thủ khoa Nguyễn Thị Phượng – sẽ cố gắng đi làm thuê nhiều hơn nữa để mong có thể lo cho con trong những ngày đi học xa nhà sắp tới.

Còn cha của thủ khoa Nguyễn Duy Hải, vốn bị dị ứng với xi măng, vẫn sẽ tiếp tục đi phụ hồ hàng ngày với mong mỏi con trai mình có thể vững chãi – như những bức tường gạch ông đã xây nên, mà đi tiếp chặng đường phía trước.

Ngoài ra, còn phải kể đến những đôi mắt dõi theo của những người làm thầy làm cô, thương yêu và tin tưởng. Hình ảnh của Thịnh trong mắt thầy giáo chủ nhiệm Phạm Trọng Thư là hình ảnh của một học sinh “luôn cố gắng hết mình và không cho phép mình dừng lại”, hay hình ảnh của Nguyễn Thị Phượng đã khiến thầy Đoàn Công Đường, hiệu phó trường PTTH Sào Nam, Quảng Nam - nơi Phượng theo học, đã tin tưởng mà nói rằng: “Với sự cần cù chăm chỉ của em, tôi tin tưởng vào đại học, em sẽ học giỏi hơn nữa”.

Vì những đôi mắt tin yêu đang dõi theo đó, các thủ khoa mùa thi 2011 sẽ có thêm sức lực vượt qua chặng đường chông gai phía trước và…

Đi đến ước mơ!

Trước mắt, hầu hết các thủ khoa kể trên đều cho biết sẽ cố gắng học tập tốt để giành được học bổng, đỡ phần nào gánh nặng cho gia đình.

Con đường chỉ mới mở ra, nỗi lo cơm áo canh cánh vẫn sẽ còn theo suốt những năm tháng đại học, nhưng với tinh thần vượt khó, quyết tâm khắc phục khó khăn, cộng với tính cần cù có sẵn cùng trí tuệ tuổi trẻ, những thủ khoa bản lĩnh của mùa thi cổ tích 2011 chắc chắn sẽ còn tạo ra nhiều “phép màu” kỳ diệu nữa cho mình và cho xã hội.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn phối hợp với nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức chương trình “Đưa nghệ thuật tuồng vào học đường” (25/01)
Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) (02/01)
Ngoại khóa chuyên đề phòng chống HIV/AIDS năm 2023 (20/12)
Học sinh Đà Nẵng trải nghiệm hành trình “Em yêu biển đảo quê hương” (25/07)
Ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” (24/08)
Những kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới (05/09)
Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 (10/10)
Học sinh Đà Nẵng háo hức tham gia cuộc thi “Trường học không ma túy” (07/12)
Giải mã sức hút của “Tiếng nói Xanh” - Sân chơi dành cho học sinh THPT với giải thưởng kỷ lục (10/07)
Tổ chức Tuyên truyền, ký cam kết thực hiện ATGT và phòng chống các tệ nạn xã hội trong môi trường học đường cho học sinh nhà trường (28/10)
Trao thưởng cuộc thi sáng tác phim ngắn về phòng, chống tệ nạn ma túy trong học đường (06/12)
Mô hình tâm lý học đường của học sinh trường chuyên (13/01)
Hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2022 (30/05)
Chuyến từ thiện đến mái ấm tình thương (23/06)
Diễn đàn Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường" (19/09)
Ngoại khoá tuyên truyền an toàn giao thông (26/09)
Kỷ niệm 92 năm thành lập ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10)
Ngoại khóa tuyên truyền với chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (29/10)
Tuyên truyền về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 (29/10)
Buổi đối thoại với Hiệu trưởng nhà trường (07/11)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy (03/10)
Đội Công tác xã hội sinh hoạt buổi đầu tiền đời thứ 27 (23/07)
Hoạ vào nắng – Điều kỳ diệu được vẽ nên từ màu sắc (29/08)
Truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (01/12)
Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh, thiếu niên trên không gian mạng (22/07)
Bài học chủ quyền biển đảo từ trại hè Tin học Miền Trung – Tây Nguyên VKU – 2022 (29/06)
Chương trình giao lưu của VTV7 “Cùng VTV7 tiến về phía trước (20/05)
Đối thoại giữa Đoàn viên, thanh niên với Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (23/04)
Triển lãm ảnh lưu động “Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu” (23/04)
Ngày lịch sử trọng đại (29/03)
Buổi gặp mặt “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” và trao quà của quỹ “Ngày Vàng Tình Bạn” (08/02)
Thư chúc tết Nhâm Dần 2022 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (31/01)
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021): Nhớ người anh hùng đất Quảng (22/12)
Bạo lực và hành vi bạo lực học đường (07/10)
Bạo lực ngôn ngữ - Con dao vô hình ! (07/10)
“Mái trường tích cực – Nói không bạo lực” năm 2021 (07/10)
Mùa tựu trường khó quên (14/09)
Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (28/04)
Tọa đàm “Hướng dẫn kĩ năng sử dụng internet an toàn, đúng quy định" (26/04)
Người thầy 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện (26/04)
Đưa nghệ thuật tuồng vào trường học (19/04)
Sống đúng đam mê (19/04)
Thư chúc mừng năm mới Tân Sửu 2021 của Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng (11/02)
Ngày hội “Tri ân: Người ươm mầm tri thức" (19/11)
Giới hạn của tính hiếu kỳ (03/08)
Lễ Tri Ân và Trưởng Thành khóa K34 (17/07)
Trao tặng 06 máy khử khuẩn tay tự động, 02 máy đo thân nhiệt và dung dịch sát khuẩn cho trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (04/05)
Cảm nhận về sách (27/04)
Cảm nhận về sách ‘’Mắt biếc‘’ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (27/04)
Ngoại khóa chủ đề "Thanh niên với sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (11/01)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12404408 lần xem

Số người online: 1894

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844